Không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: "Cuộc chiến" của sự thay đổi nhận thức

Hạnh Vân - Hữu ThànhCập nhật 09:01 ngày 09/01/2020

VTV.vn - Nghị định 100 của Chính phủ đang gặp nhiều phản ứng trái chiều từ phía người dân, thậm chí có ý kiến băn khoăn, liệu những quy định này có phù hợp với thực tế.

Có thể nói, chưa bao giờ việc xử phạt do vi phạm nồng độ cồn lại được dư luận quan tâm như vậy, đơn giản vì những quy định trong Nghị định 100 của Chính phủ được đánh giá là có mức phạt nghiêm khắc hơn rất nhiều so với trước đây. Đây được xem là quyết tâm để giảm thiểu những tai nạn thương tâm do rượu bia gây ra.

Chỉ sau 2 ngày ban hành, Nghị định 100 của Chính phủ đã được áp dụng. Ngay lập tức, lực lượng cảnh sát giao thông đã ra quân kiểm tra, xử phạt liên tiếp trong nhiều ngày liền. Qua 2 ngày kiểm tra, đã có hơn 6.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên, để đối phó với những biện pháp xử phạt được tăng lên nhiều lần để đảm bảo tính răn đe, nhiều người tham gia giao thông lại nghĩ ra đủ chiêu trò nhằm chống đối hoặc trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

Không chỉ né tránh, chống đối bằng các hình thức, nhiều người còn đưa ra nhiều lý do khác, thoạt nghe có vẻ rất hợp lý. Đó là băn khoăn về việc sử dụng một số loại thực phẩm hay thuốc vẫn có thể có nồng độ cồn trong hơi thở và máu.

Theo các chuyên gia giao thông, thay vì tìm cách chống chế, tìm lý do để bao biện, đã đến lúc người dân cần phải thay đổi nhận thức một cách nghiêm túc hơn về những quy định của Nghị định 100. Các chuyên gia giao thông nhận định, nhận thức của nhiều người dẫn vẫn còn ỷ lại, chủ quan, thậm chí có phần cảm tính. Do đó, việc quy định đề ra mức vi phạm nồng độ cồn sẽ khó lòng tạo sự chuyển biến trong nhận thức đã uống rượu thì không được lái xe

Gánh nặng xã hội mà các chuyên gia muốn nói tới ở đây là con số 40% tai nạn giao thông trong năm 2018 do người điều khiển vi phạm nồng độ cồn. Nhiều người trong số đó đã không thể trở về hoặc mang thương tật suốt đời chỉ vì sự thiếu kiềm chế trong cuộc vui. Nếu không đủ mạnh, luật sẽ không đủ sức răn đe, không khiến nhiều người chùn bước trước rượu bia. Nói cách khác, văn hóa rượu bia đã ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người. Vì vậy, chỉ có luật thật nghiêm, khi đó "thuốc đắng mới dã tật".

Mới đây, người đứng đầu lực lượng Cảnh sát giao thông TP.HCM khẳng định sẽ không để bất kỳ một tiêu cực nào xảy ra khi xử lý "ma men". Đó sẽ là một trong nhiều quyết tâm của các cơ quan chức năng nhằm mạnh tay với bất kỳ người nào vẫn còn ý định sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, còn về lâu về dài, đó là cuộc chiến của sự thay đổi nhận thức. Rõ ràng, cuộc chiến này vẫn còn cam go và còn rất nhiều điều cần phải thực hiện. Sự chuyển biến đã có, đây sẽ là nền tảng thuận lợi để chúng ta tiếp tục thay đổi nhận thức, để câu khẩu hiệu "Đã uống rượu bia thì không lái xe" thật sự là suy nghĩ, hành động của mỗi người.


Gần 2.700 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý Gần 2.700 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý Xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn Xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn TP.HCM: Xử lý hơn 200 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn TP.HCM: Xử lý hơn 200 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.