Khi nông dân làm Phó giáo sư

Quốc Minh (VTV9)Cập nhật 12:16 ngày 08/09/2019

VTV.vn - Những nông dân ở Bến Tre tham gia một mô hình trồng rau hữu cơ phải tuân thủ Hệ thống giám sát, gọi tắt là PGS, bà con gọi vui là khi nông dân làm “Phó giáo sư”.

Trồng xen nhiều loại rau cũng là cách để bà Hồ Thị Hồng giảm sâu bệnh. Vẫn là vườn rau nhỏ, nhưng khác biệt so với 3 năm trước không chỉ là mức thu nhập gần chục triệu đồng mỗi tháng.

Còn đây là công việc thường ngày của ông Châu khi tham gia nhóm rau hữu cơ. Theo ông, làm rau hữu cơ chỉ cực ở khâu chăm sóc, còn lại sẽ được lợi nhiều mặt. Cỏ dại nhổ lên được đem ủ cho oai mục, rồi trộn với phân chuồng để bón lại cho đất. Tính ra mỗi vụ, tiết kiệm được hơn 40% chi phí phân thuốc so với trước. Nhưng theo bà con, quan trọng nhất là vừa ổn định kinh tế gia đình, vừa giữ gìn được sức khỏe bản thân có rau sạch để ăn.

Bà Ino Mayu, Trưởng đại diện Tổ chức Seed to Table tại Việt Nam cho biết: "Cá nhân tôi lại không muốn nhấn mạnh về cái bán được giá cao. Tại nếu sau này nông sản hữu cơ mà giá thấp đi thì nhiều nông dân không làm nữa, coi như không đạt được mục tiêu của chúng tôi. Chính vì thế bà con nông dân tham gia chương trình của chúng tôi bao giờ cũng quan tâm đến sức khỏe của bản thân, của gia đình mình trước. Cho nên bản thân hộ thấy thích thì không quay lại phương pháp cũ. Đấy là cái xây dựng nền tảng để xây dựng phát triển nông nghiệp bền vững".

Hiện nay, không chỉ có rau màu, các dự án nông nghiệp hữu cơ do bà Ino Mayu, đại diện Tổ chức Seed to Table tại Việt Nam mang đến cho nông dân Bến Tre còn đang được triển khai trên cây lúa, cây dừa, và sắp tới là cây xoài.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.