Lo lắng nhất của người nuôi tôm hiện nay là việc xuất hiện một số dịch bệnh nguy hiểm nhưng chưa có thuốc điều trị, dẫn đến thiệt hại rất nặng. Vớt từng con tôm chết trắng dưới đáy ao, anh Nguyễn Văn Tân (xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) không giấu được nỗi buồn khi lần đầu chứng kiến cảnh tôm nuôi bị thiệt nặng như thế này. Điểm đặc biệt là tôm chết xảy ra vào giai đoạn khoảng 60 ngày nuôi. Do đó, thiệt hại cho người nuôi là khá lớn.
Theo các chuyên gia, triệu chứng nói trên là bệnh vi bào tử trùng (EHP). Bệnh này từng xuất hiện ở nhiều quốc gia có nuôi tôm trên thế giới và gây thiệt hại nặng nề vì chưa có thuốc đặc trị. Hiện vi bào tử trùng lây lan chủ yếu từ tôm bố mẹ, con giống và do mầm bệnh trong ao nuôi. Do đó, cắt đứt nguồn bệnh từ những yếu tố nói trên là giải pháp hiệu quả nhất để phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm này.
Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, để hạn chế dịch bệnh, cách tốt nhất là người nuôi tôm nên tìm mua và sử dụng nguồn giống chất lượng cao tại chỗ được xét nghiệm kỹ lưỡng. Tại Việt Nam, đến nay chỉ có duy nhất Tập đoàn Việt Úc làm chủ hoàn toàn nguồn tôm bố mẹ cùng hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn thú y thế giới. Điều này mở ra cơ hội để người nuôi có thể tiếp cận được nguồn giống sạch bệnh.
Tôm nuôi bị bệnh do nắng nóng VTV.vn - Do ảnh hưởng từ nắng nóng, nhiều diện tích hồ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Phú Yên bị bệnh, sản lượng sụt giảm và tăng chi phí nuôi tôm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!