Cánh rừng ở núi Phú Cường đã không còn màu xanh. Tình trạng khô ái như thế này đã xảy ra hơn một tháng qua. Theo dự báo, mùa khô nằm nay sẽ còn khốc liệt hơn và kéo dài đến tháng 5. Do đó, không riêng cánh rừng này, hàng nghìn ha rừng đồi núi tại tỉnh An Giang có thể bốc cháy bất cứ lúc nào.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, gần 6.000ha rừng đồi núi và 3.000ha rừng đồng bằng trên địa bàn đang ở mức cảnh báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Khó khăn hiện nay là các cánh rừng nằm ở khu vực đồi núi, địa hình phức tạp, nền nhiệt cao cùng với sức nóng của núi đá khiến diện tích rừng khô rất nhanh. Không chỉ dây leo, lớp thực bì, hiện một số diện tích cây thân gỗ cũng đã chết khô. Ngoài ra, theo ngành chức năng địa phương, hiện trong các cánh rừng này còn sót lại nhiều bom đạn của chiến tranh nên rất nguy hiểm nếu xảy ra cháy.
Khảo sát tại hiện trường, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, mùa khô năm nay cực đoan và đến sớm hơn cùng kỳ nhiều năm. Hiện nay, các tỉnh có rừng tại ĐBSCL đều có diện tích cảnh báo cháy ở mức cực kỳ nguy hiểm. Bộ đề nghị các địa phương chủ động ứng phó, không lơ là với tình trạng khô hạn; phải bố trí lực lượng túc trực 24/24 giờ tại các chốt canh, chủ động nguồn nước, phương tiện chữa cháy tại chỗ; tuyệt đối cấm người dân sử dụng lửa khai thác, săn bắt trong rừng; đối với những khu vực thường xuyên có khách hành hương, cần tăng cường tuyên truyền người dân hạn chế đốt nhang, vàng mã.
.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!