Bệnh bạc lá lúa có thể gây tổn hại đến cây lúa trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào và gây nên tình trạng héo có thể nhìn thấy được, lá vàng và khô dẫn đến sụt giảm 30 - 70% năng suất tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn phát triển của cây trồng khi nhiễm bệnh.
Tại Hội nghị quốc tế về bệnh bạc lá và bệnh sọc trong trên lúa lần thứ 6 do Bộ NN&PTNT, Viện Nghiên cứu lúa gạo ĐBSCL và Bayer Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã bàn đến những giải pháp hợp tác nghiên cứu, góp phần làm hạn chế thiệt hại, quản lý bệnh bạc lá lúa theo hướng nông nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường sinh thái và đáp ứng nông sản an toàn.
Thách thức càng trở nên khó khăn hơn đối với người nông dân khi hiện nay trên thị trường chưa có phương pháp điều trị hóa học nào hiệu quả. Việc kiểm soát bệnh bạc lá do vi khuẩn chủ yếu được thực hiện bằng cách chọn canh tác các giống lúa có khả năng kháng bệnh.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo nên nhu cầu tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất nhằm giúp Việt Nam giữ vững vị trí trên thị trường thế giới là hết sức cần thiết. Theo các chuyên gia, mục tiêu mà Chính phủ và các nhà khoa học đặt ra là hướng tới quản lý bền vững bệnh bạc lá và bệnh sọc trong trên lúa bằng việc sử dụng giống lúa lai 6129 Vàng. Nông dân Việt Nam có thể kỳ vọng vào mục tiêu đạt năng suất thu hoạch cao và chất lượng hạt tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân nhỏ lẻ tại Việt Nam, từ đó góp phần giúp ngành Nông nghiệp Việt Nam nhận ra sự chuyển đổi nhanh chóng mục tiêu nông nghiệp chú trọng từ số lượng chuyển sang chất lượng để đẩy nhanh xuất khẩu nông sản nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Hội nghị quốc tế về bệnh bạc lá trên lúa VTV.vn - Việc sản xuất lúa ở ĐBSCL lâu nay vẫn gặp không ít khó khăn vì vùng này chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và dịch bệnh phức tạp không theo quy luật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!