Tại ĐBSCL, hiện người nuôi tôm đang bước vào giai đoạn cận thu hoạch. Đây là thời điểm nhu cầu sử dụng điện rất lớn nhằm tăng cường hệ thống quạt oxy đảm bảo an toàn cho tôm nuôi. Với 1ha diện tích mặt nước nuôi tôm siêu thâm canh, mỗi tháng anh Long Văn Nghĩa (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) phải đóng khoảng 110 triệu đồng. Đó là chi phí tiền điện ở mức cũ, với giá điện mới, con số này tăng vọt.
Điều nghịch lý là giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đang giảm. Do đó, khó khăn lại chồng chất lên người nuôi tôm. Hiện giá thành sản xuất tôm nguyên liệu của Việt Nam đang cao hơn 5 - 10% so với các nước, trong đó, chi phí tiền điện chiếm từ 15 - 20%.
Nếu không tính toán hài hòa, hợp lý, việc tăng giá điện sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh của cả ngành hàng này. Do đó, các Bộ, ngành liên quan cần sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm bởi đây là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!