Đưa máy móc vào phòng chống hạn mặn

Tấn Hưng - Lê Thái (VTV9)Cập nhật 07:48 ngày 09/03/2020

VTV.vn - Ngoài các giải pháp như: vận chuyển nước từ nơi xa về, tưới tiết kiệm, ủ gốc để giảm bốc hơi, bà con nhà vườn miền Tây đã mạnh dạn đầu tư cả máy móc để ứng phó hạn mặn.

Nhà có hơn 20 gốc sầu riêng nên chị Võ Thị Diệu "bấm bụng" mua 2 khối nước ngọt với giá 300.000 đồng. Nguyên nhân là bởi từ trước Tết đến nay, do ảnh hưởng của hạn mặn, cả khu vườn chưa được tưới giọt nước nào. Mặc dù người dân phải mua nước ngọt với giá 150.000 đồng/m3 nhưng nước này có độ mặn lên đến 0,5o/oo và độ mặn này sẽ ảnh hưởng đến vườn cây.

Để bảo vệ vườn sầu riêng rộng gần 1ha của mình, ông Trần Hữu Tài (xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã lên mạng tìm hiểu và tiến hành lắp đặt máy lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt ngay trong vườn. Nước dưới sông sẽ được bơm lên bồn, qua các bình lọc để lọc cặn, độ cứng, phèn, tạp chất, mùi và màng RO để lọc mặn. Với chiếc máy này, trung bình mỗi giờ sẽ lọc được từ từ 800 - 1.000 lít, cơ bản duy trì được sự phát triển cho vườn sầu riêng.

Các nhà vườn tính toán, với giá nước ngọt hiện tại, để tưới cho 1ha, bà con phải bỏ ra số tiền hơn 80 triệu đồng/tháng. Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, từ ngày 7/3 - 15/3, tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL sẽ tăng theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch và có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô. Do đó, việc đầu tư máy móc được xem là hiệu quả hơn.


Cảnh báo hạn hán và xâm nhập mặn giữa tháng 3 Cảnh báo hạn hán và xâm nhập mặn giữa tháng 3

VTV.vn - Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hán hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đến thời điểm này đã khốc liệt vượt mức năm 2016.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.