Dù ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ khi bắt tay vào thực hiện, thậm chí nhiều nông dân, doanh nghiệp còn không biết OCOP là gì, đến nay đã có những dấu hiệu tích cực đầu tiên. Nhiều người chia sẻ, Chương trình mỗi xã một sản phẩm đang giúp họ hoàn thiện hơn về sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ đó góp phần phát triển kinh tế nông thôn, phục vụ có hiệu quả cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Một doanh nghiệp chuyên về sản phẩm chế biến từ dừa có 4 mặt hàng được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm đạt 3 sao. Từ đây, doanh nghiệp tin tưởng sau này hàng hóa sẽ được tiêu thụ thuận lợi hơn. Trước mắt, khi tham gia vào đề án với việc tự đánh giá, xếp hạng sản phẩm thông qua bộ tiêu chí, doanh nghiệp đã nhận biết được những điểm còn thiếu sót.
Tại tỉnh Hậu Giang, đối với giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh đã dự kiến phát triển 31 loại sản phẩm và dịch vụ OCOP. Trong đó, nhóm thực phẩm là chủ yếu với 21 loại. Cá thát lát, một trong ba sản phẩm của địa phương, cũng dễ dàng trở thành sản phẩm OCOP.
ĐBSCL xác định nhiều sản phẩm OCOP VTV.vn - Tất cả địa phương tại ĐBSCL đã phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 cấp tỉnh, đồng thời xác định những sản phẩm thế mạnh, đặc thù.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!