Nghị định này nếu được ban hành sẽ tác động không nhỏ đến chi phí của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nguyên nhân là do bên cạnh việc doanh nghiệp phải tăng lương cho công nhân, tỷ lệ nộp bảo hiểm xã hội cũng tăng lên không ít. Vì vậy, ngay từ bây giờ nhiều doanh nghiệp đã chủ động thích ứng với việc tăng lương tối thiểu vùng.
Một doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ mới bằng cách thay dây chuyền sản xuất tự động cho dây chuyền bán tự động. Hiện dây chuyền sản xuất nước ngọt có ga trong 1 giờ cho ra 3.000 sản phẩm, đây là mức năng suất tăng gần gấp 5 lần so với trước đây. Chi phí lao động cũng được cắt giảm đi nhiều.
Bên cạnh đầu tư máy móc công nghệ, một doanh nghiệp may mặc đã sắp xếp lại tiền lương thay vì tăng giá thành sản phẩm. Nếu như trước đây doanh nghiệp có nhiều khoản chi hỗ trợ cho người lao động để bảo đảm mức sống ở thành phố như: trợ cấp nuôi con nhỏ, trợ cấp nhà ở, trợ cấp đi đường..., trong thời gian tới các khoản trợ cấp này sẽ được chuyển sang chi phí tiền lương để chi trả cho công nhân.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc các doanh nghiệp chủ động đầu tư công nghệ, sắp xếp lại chi phí tiền lương để cắt giảm chi phí doanh nghiệp không chỉ bảo đảm đời sống của người lao động mà còn góp phần tăng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động khi về hưu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!