Chỉ trong vòng tháng 6, tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đăk Nông đã phát hiện 3 ổ dịch bạch hầu. 12 trường hợp mắc bệnh đều dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong do bạch hầu ác tính gây biến chứng tim. Trước đó, tại Trung tâm Ngôi nhà may mắn ở huyện Krông Nô cũng ghi nhận 4 trẻ nhỏ dương tính với bệnh bạch hầu.
Tại tỉnh Kon Tum, cũng ghi nhận 5 ổ dịch và 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ đầu năm đến nay. Bộ Y tế đã lập đoàn kiểm tra, dập dịch bạch hầu tại Tây Nguyên. Gần 5 ngàn hộ dân trong vùng dịch đã được tiêm phòng bạch hầu và uốn ván.
Không chỉ vùng Tây Nguyên, bệnh bạch hầu cũng đã xuất hiện tại TP.HCM. Thông tin này đang khiến nhiều người dân lo lắng khi TP.HCM là địa phương thứ 2 xuất hiện bệnh bạch hầu.
Theo các bác sĩ, bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại là do nhiều nguyên nhân: không chích ngừa đủ liều lượng như quy định, sức đề kháng kém. Để phòng tránh, biện pháp đơn giản nhất là thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang tại những nơi có nguy cơ cao và nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có biểu hiện sốt, đau họng.
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho các em nhỏ là điều cần thiết. Và nếu người trưởng thành cũng chủ động tiêm ngừa vắc xin, thì cũng ta sẽ có thể xây dựng được một cộng đồng miễn dịch và an toàn. Vấn đề đặt ra là bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp, gây lo lắng cho nhiều người.
Bộ Y tế đã nhấn mạnh: "Bệnh bạch hầu là bệnh lây lan rất mạnh, diễn biến cấp tính, có thể có thể gây biến chứng nặng và tử vong". Bên cạnh việc tiêm vắc xin đầy đủ, giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, việc nhận biết các dấu hiệu nhận biết là cần thiết để có sự can thiệp kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!