Đầu tư nhiều hệ thống thủy lợi cho vùng ĐBSCL

Đặng Công - Phú Cường (VTV9)Cập nhật 06:42 ngày 01/01/2020

VTV.vn - Hơn 2 năm từ khi Nghị quyết 120 ra đời, Chính phủ đã cho triển khai nhiều công trình trọng điểm giúp ĐBSCL từng bước ứng phó hiệu quả với nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Sau 29 tháng thi công, cống âu thuyền Ninh Quới trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp đã được đưa vào sử dụng. Không chỉ giúp giữ ngọt, công trình có vốn đầu tư 400 tỷ đồng này còn giúp 3 tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang và Sóc Trăng đối phó hiệu quả với tình trạng xâm nhập mặn. Trước đó, ngày 9/11/2019, dự án hệ thống Cái Lớn, Cái Bé đã được khởi công. Khoảng 380.000ha đất ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu sẽ được hưởng lợi khi giai đoạn 1 của dự án hoàn thành.

Ngoài 2 dự án này, Bộ NN&PTNT đang triển khai 3 dự án hệ thống thủy lợi khác ở ĐBSCL. Đó là dự án điều tiết nước Nam Mang Thít, hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre và hệ thống trạm bơm Xuân Hòa. Người dân đồng tình vì lợi ích mà các công trình này mang lại.

Từ nay đến năm 2022, 5 dự án mà Bộ NN&PTNT đang triển khai sẽ hoàn thành. Các dự án khác như: dự án quản lý nước Bến Tre, dự án ngăn sông cửa Trung ở tỉnh Tiền Giang sẽ được nghiên cứu triển khai dù ngân sách còn hạn chế. Tất cả là nhằm giúp người dân vùng ĐBSCL ứng phó hiệu quả hơn với những biến đổi bất lợi của khí hậu.

Chuẩn bị đưa vào vận hành hàng loạt công trình thủy lợi ứng phó hạn mặn Chuẩn bị đưa vào vận hành hàng loạt công trình thủy lợi ứng phó hạn mặn

VTV.vn - Để ứng phó với hạn mặn tại ĐBSCL, về lâu dài việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi trọng điểm cho vùng được xem là giải pháp bền vững.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.