Chỉ riêng mặt trái cây ăn, mỗi năm Việt Nam sản xuất hơn 10 triệu tấn. Theo các chuyên gia, với sản lượng lớn như vậy nếu duy trì cách làm truyền thống là "trồng, thu hoạch và bán tươi" sẽ rất rủi ro. Vì điều kiện vận chuyển, thương mại, mở rộng thị trường Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bằng con đường chế biến doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật về xuất khẩu tươi. Cũng từ chế biến doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị sản phẩm thông qua công nghệ bảo quản. Đây là đặc hình của một nền nông nghiệp nhiệt đới của Việt Nam với các sản phẩm mang tính thời vụ. Điển hình, tại công ty TNHH Quốc Thảo, Vĩnh Long, nhờ đầu tư máy móc chế biến trái cây đóng hộp với sản phẩm chất lượng cao, bảo quản được lâu; nên dù thị trường xuất khẩu gặp khó, nhưng sản phẩm tại đây vẫn xuất đi Châu Âu đều đặn với giá cao gấp 3-4 lần so với các mặt hàng truyền thống. Còn tại Nhà máy chế biến rau quả thực phẩm An Giang, mỗi năm xuất khẩu trên 1.000 tấn đậu nành rau. Thay vì sơ chế đậu nành rau dạng thô, đơn vị đã đầu tư dây chuyền chế biến bóc vỏ, đông lạnh để vào được các thị trường khó tính./.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!