Nhìn từ xa, 3 công bắp của ông Phạm Văn Lánh rất tốt tươi. Nhưng kiểm tra phần ngọn, hầu như cây nào cũng bị sâu hại tấn công. Hình dạng không có gì khác biệt so với những loại khác nhưng chúng gây hại rất nhanh.
Theo các cán bộ nông nghiệp, loài sâu này có tên gọi là sâu keo mùa thu. Trước đây, loài sâu này xuất hiện một số nước thuộc châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Đầu năm 2019, Cục Bảo vệ thực vật đã phát đi thông báo yêu cầu các địa phương cảnh giác với loại sâu này. Bởi nó có thể gây hại trên 80 loại cây trồng và có tốc độ sinh sôi rất nhanh.
Các cán bộ nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, sâu keo mùa thu đầu có hình chữ Y ngược. Trên đốt áp sát đuôi có 4 chấm đen bố trí cân đối nhau tạo thành hình vuông. Tại địa phương, sâu keo mùa thu đã gây hại trên một số diện tích bắp.
Ngoài tốc độ cắn phá, sâu keo mùa thu trưởng thành có khả năng di trú hàng chục km đẻ ấu trùng. Vì vậy, loài sâu bệnh mới này tốc độ phát triển có tốc độ phát triển rất nhanh. Nếu không chú ý diệt trừ, chúng có thể lây lan thành đại dịch.
Trước đây, chúng ta cũng đã từng chứng kiến nhiều loại sinh vật ngoại lai xâm nhập, phát triển ồ ạt và gây hại cho nền nông nghiệp. Cụ thể như đại dịch ốc bươu vàng ở Đồng bằng và mới nhất là loài tôm càng đỏ. Với tốc độ cắn phá và mức sinh sôi nhanh nhanh, sâu keo mùa thu có thể gây nên đại hoạ nếu không có những giải pháp ngăn ngừa hiệu quả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!