Áo dài - Cần một chiến lược xây dựng thương hiệu văn hóa quốc gia

Trương Thủy - Hữu Thành (VTV9)Cập nhật 20:24 ngày 29/11/2019

VTV.vn - Trong hành trình đi ra với thế giới, chiếc áo dài truyền thống Việt Nam lại có một "số phận" khá long đong và bị tổn hại.

Áo dài là một trang phục gắn bó với cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam, đó cũng là một biểu tượng văn hóa, niềm tự hào về trang phục đất nước mỗi khi chúng ta đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, chỉ trong 1 tháng qua, cùng lúc chúng ta đã phải đối diện với 2 thái cực trong ứng xử của quốc tế đối với chiếc áo dài. Á hậu Tường San giành giải "Trang phục dân tộc đẹp nhất" tại Hoa hậu Quốc tế 2019 với bộ áo dài Rồng chầu mặt trời. Điều này cho thấy vẻ đẹp của chiếc áo dài của Việt Nam đang ngày càng chinh phục và lan tỏa tầm ảnh hưởng ra thế giới.

Đồng thời, cũng chính vẻ đẹp đó đã bị tổn hại trong quá trình chúng ta hội nhập quốc tế. Nhà thiết kế Sỹ Hoàng không hiểu vì lý do gì chiếc áo dài lại bị bỏ qua, trong khi việc đưa chiếc áo dài vào nhận diện thương hiệu quốc gia có lẽ còn dễ tạo ra sự lan tỏa ra quốc tế hơn hẳn so với nhiếp ảnh và sơn mài.

Chiếc áo dài và nón lá Việt Nam được trình diễn trên sàn diễn thời trang cao cấp quốc tế và được giới thiệu là "phong cách Trung Quốc". Không những thế, những thiết kế này gần như giống hệt tà áo dài thuộc bộ sưu tập "Non nước" được nhà thiết kế Thủy Nguyễn ra mắt vào đầu năm 2018. Điều này đã gây bất bình không chỉ đối với nhà thiết kế Việt Nam. Trước đó, vào đầu tháng 10, một nữ ca sĩ Mỹ từng đoạt giải Grammy đã mặc áo dài cùng nội y trong một đêm nhạc. Hình ảnh phản cảm này được lan truyền khắp nơi và gây ra một làn sóng phản đối trong cộng đồng mạng.

Có thể thấy, trong bối cảnh hội nhập thế giới, việc bảo vệ chiếc áo dài nói riêng và di sản văn hóa của Việt Nam nói chung trở nên phức tạp và nhiều thách thức. Trong nhiều năm qua, rất nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, đưa ra nhiều giải pháp nhưng tới nay, chúng ta dường như vẫn loay hoay trong việc đưa ra một chiến lược đúng đắn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của áo dài.

Nhiều người đặt vấn đề cần đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho áo dài Việt như một cách tự vệ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là cách làm gần như không khả thi vì việc bảo hộ kiểu dáng thời trang gắn liền với những mẫu thiết kế, nhà thiết kế cụ thể, không thể áp dụng với một loại áo chung chung, và càng không thể áp dụng trên toàn cầu một cách chung chung.

Một giải pháp khác được đưa ra là công bố áo dài là quốc phục. Trên thực tế, năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã từng khởi động Dự án chọn lễ phục Nhà nước. Hội thảo được tổ chức rầm rộ ở khắp 3 miền, lấy ý kiến các nhà thiết kế, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử. 100% nhất trí chọn áo dài làm lễ phục, nhưng sau 1 năm dự án đổ bể vì nhiều lý do.

Hy vọng trong thời gian tới sẽ có những hành động thiết thực, đi vào đời sống, để những câu chuyện về tổn hại chiếc áo dài, tổn hại văn hóa dân tộc sẽ không còn xảy ra. Công nghiệp văn hóa là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm phát triển sự nghiệp văn hóa, phát triển kinh tế trong văn hóa, phát triển thị trường văn hóa. Áo dài là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu văn hóa quốc gia, trong phát triển kinh tế lâu dài, ổn định và bền vững.

Giữ gìn, phát huy nét đẹp tà áo dài Việt Nam Giữ gìn, phát huy nét đẹp tà áo dài Việt Nam

VTV.vn - Giữ gìn vẻ đẹp của áo dài cần được xem là một chiến lược bảo vệ văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.