TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Xây dựng đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Tấn Hiền, Đình ĐạiCập nhật 16:01 ngày 11/04/2023

VTV.vn -Các quốc gia có rừng như nước ta sẽ bán các tín chỉ carbon cho các quốc gia phát thải khí CO2 để thu tiền. Đây được xem là thị trường tiềm năm mang lại nguồn thu nhập lớn.

Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách toàn cầu, Việt Nam là một trong số những quốc gia bị tác động tiêu cực. Năm 2015, tại Hội nghị COP 21 về Biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức tai Nam Phi, để giảm phát thải các khí nhà kính, sáng kiến về thiết lập thị trường trao đổi carbon giữa các bên phát thải ra môi trường và bên có rừng đã được đưa ra. Đến nay, đã có 252 dự án tín chỉ carbon cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được đăng ký thành công trên toàn thế giới.

Với tổng diện tích rừng năm 2022 là khoảng 14,7 triệu ha, độ che phủ rừng 42%, ước tính mỗi năm rừng của Việt Nam hấp thụ trung bình khoảng 19 triệu tấn carbon, tương đương với hấp thụ 69,8 triệu tấn CO2 từ khí quyển. Đây là tiềm năng rất lớn để thực hiện các hoạt động tăng cường trữ lượng carbon rừng và tạo ra các tín chỉ carbon rừng. Với lượng hấp thụ carbon lớn như vậy, theo cam kết của các quốc gia tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu lần thứ 21 năm 2015, các quốc gia có rừng như nước ta sẽ bán các tín chỉ này cho các quốc gia phát thải khí CO2 để thu tiền. Đây được xem là thị trường tiềm năng mang lại nguồn thu nhập lớn. Ghi nhận tại Gia Lai – địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Nghịch lý thiếu và thừa đất làm vật liệu san lấp

VTV.vn - Trong khi một số dự án bị thiếu đất san lấp hợp pháp thì nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lại gặp khó khăn khi xử lý đất thừa khi khai thác ở những vị trí không được cấp phép.