TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Vì sao Quảng Nam chưa thể bán thanh lý cát nạo vét sông Cổ Cò?

Ðỗ Vinh, Ðình HiệpCập nhật 14:48 ngày 30/07/2024

VTV.vn - Cát nạo vét tập kết đã nhiều năm qua từ dự án nạo vét sông Cổ Cò chưa thể thanh lý đang dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh, trong đó có thể bồi lấp sông trở lại.

Tại Quảng Nam, thời gian qua, nhiều dự án bị chậm tiến độ do thiếu nguồn cung vật liệu thông thường. Trong khi đó, suốt hai năm qua, tỉnh này nhiều lần bán đấu giá hơn 1,3 triệu mét khối tận thu từ dự án nạo vét sông Cổ Cò nhưng không có đơn vị nào thu mua. Cát nạo vét tập kết đã nhiều năm nhưng chưa thể thanh lý dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh.

Điều đáng nói là tổng lượng cát tập kết lên đến hơn 1.300.000 mét khối và không còn chỗ chứa. Hai năm qua, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Quảng Nam đã tổ chức bán đấu giá hai lần, giá khởi điểm là 144.000 đồng/m3 nhưng không có người mua. Nếu đấu giá thành công, dự kiến ngân sách thu khoảng 200 tỷ đồng.

Theo cơ quan chức năng, việc bán đấu giá cát tận thu từ dự án nạo vét sông Cổ Cò thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, giá khởi điểm cao, nếu khi trúng đấu giá phải nộp ngay một khoản tiền lớn gần 200 tỷ đồng, đơn vị mua khó đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Hiện nay, chủ đầu tư đang lên phương án bán đấu giá lần 3 theo hình thức chia nhỏ khối lượng cát theo từng bãi chứa riêng biệt.

Cát chưa bán được, ùn ứ khiến dự án nạo vét sông Cổ Cò giai đoạn 2 gặp nhiều khó khăn. Cát không bán thanh lý được, những bãi cát tận thu đã bồi lấp trở lại ra sông Cổ Cò. Ngoài ra, nếu cát để lâu ngày, nguy cơ hao hụt, nhất là tình trạng trộm cát dùng để san lấp công trình có thể xảy ra. Dự án nạo vét sông Cổ Cò đã tiêu tốn hơn một ngàn tỷ đồng, chậm tiến độ nhiều năm, không phát huy được mục đích như kỳ vọng ban đầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Thoát nghèo từ mô hình sản xuất cà phê nông lâm kết hợp

VTV.vn - Tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, mô hình sản xuất cà phê nông lâm kết hợp đang được đẩy mạnh triển khai từng bước giúp người dân địa phương thoát nghèo bền vững.