TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Quảng Nam siết chặt hoạt động khai thác cát sạn

Công Dũng, Lê HuyCập nhật 20:52 ngày 27/11/2021

VTV.vn - Bên cạnh việc dừng hoạt động các bến bãi khai thác cát sạn đã hết phép, tỉnh Quảng Nam thường xuyên kiểm tra, giám soát hoạt động của các doanh nghiệp còn phép hoạt động.

Trước tình hình kinh doanh, khai thác và vận chuyển cát sạn ven sông Vu Gia-Thu Bồn diễn biến phức tạp và lâu nay được xem là lĩnh vực nóng ở Quảng Nam, thời gian qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ngành và địa phương phải siết chặt công tác quản lý trong lĩnh vực này để đảm bảo trong quá trình khai thác vận chuyển phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Việc Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Tân Phước Yên thực hiện tốt các cam kết bảo vệ môi trường hay an toàn giao thông cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong công tác này. Riêng huyện Đại Lộc hiện có đến 5 mỏ cát đang hoạt động, do vậy việc kiểm tra, giám sát tránh gây bức xúc trong nhân dân được các ngành chức năng chú ý.

Từ đầu năm đến nay, các đội liên ngành tỉnh Quảng Nam đã xử lý vi phạm 14 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh và vận chuyển khoáng sản. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc quản lý, các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đang hoạt động và kiên quyết dừng hoạt động, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp không còn giấy phép hoạt động.

Vấn nạn khai thác cát, sạn lậu trên các dòng sông ở Quảng Nam diễn ra một thời gian khá dài, không chỉ gây thất thoát tài nguyên mà còn gây bức xúc về môi trường. Hiện tại toàn tỉnh có khoảng 200 điểm mỏ hoạt động đúng pháp luật, đây là con số khá lớn, đòi hỏi chính quyền các cấp và ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát; và lâu dài là quy hoạch tổng thể gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Hàng trăm công trình cấp nước miền núi hư hỏng, lãng phí

VTV.vn- Tại 11 huyện miền núi của Tahnh Hóa có 554 công trình cấp nước nông thôn tập trung, trong đó có 189 công trình cấp nước bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.