"Cộng đồng quản lý rừng" - Chính là huy động sự tham gia của các đầu mối chính quyền từ cơ sở như xã - thôn và cả các tổ chức đoàn thể, kể cả các dòng tộc.
Trước đây, rừng được giao cho từng nhóm hộ hay từng tổ quản lý, họ không chỉ độc lập trong bảo vệ mà còn tự ý khai thách rừng nhận khoán. Đây chính là nguyên nhân của nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng do chính chủ rừng tiếp tay. Đơn cử như vụ phá rừng Lim ở Nam Giang hay vụ phá rừng Dổi Hương ở Đông Giang. Khi phát hiện thì rừng đã không còn.
Khi rừng được giao về cho cộng đồng, thì ngoài trách nhiệm của chính quyền, hàng ngàn héc ta rừng nguyên sinh ở các huyện miền núi Tây Quảng Nam sẽ đặt dưới sự giám sát của toàn dân, vai trò từng làng được đề cao. Cách làm này vừa phù hợp với tập tục của đồng bào vùng cao, vừa khơi dậy được sức mạnh cộng đồng, sức mạnh dòng tộc, và quan trọng hơn là gắn kết được trách nhiệm giữa dân với chính quyền và ngược lại.