TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Quảng Nam cần có tiếng nói chung trong quản lý bảo vệ rừng

Huy Kha, Đình Hiệp (VTV8)Cập nhật 09:47 ngày 06/07/2018

VTV.vn- Quảng Nam tiếp tục đưa ra phương án đưa các Ban quản lý rừng về cho cấp huyện trực tiếp quản lý. Tuy nhiên để việc bảo vệ và quản lý rừng thực sự hiệu quả còn nhiều vấn đề.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, nơi còn khá nhiều cánh rừng được bảo vệ nghiêm ngặt tại các tỉnh miền Trung. Gần 30 năm qua, nơi đây được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đặc biệt quan tâm với dự án bảo tồn giống Hổ Vằn Đông Dương và đa dạng sinh học. Đầu tháng 5 vừa qua, tại khu rừng này, Dự án "Trường Sơn Xanh" phát hiện thêm loại Mang Lớn Trường Sơn, một loài thú quý hiếm gần như đã bị tuyệt chủng…Tuy nhiên, do bị tác động của quá trình thay đổi mô hình quản lý, thay chủ nhiều lần nên khu bảo tồn này đang đứng trước bài toán quản lý nếu như chia nhỏ về các địa phương.

Theo quy định của Chính Phủ, quản lý rừng đặc dụng và các Khu bảo tồn thiên nhiên phải cấp tỉnh trực tiếp quản lý. Việc Quảng Nam xé rào đưa các Khu bảo tồn thiên nhiên về cho huyện quản lý được xem là cầm đèn chạy trước ô tô. Lo ngại nhất là năng lực của địa phương liệu có đủ sức ngăn chặn nạn phá rừng, bởi trên thực tế lâu nay lực lương chuyên trách thực thi nhiệm vụ bảo vệ rừng cũng chưa đảm đương nổi.

Để cuộc chiến bảo vệ rừng phát huy hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng các cấp ngành, địa phương ở Quảng Nam cần tìm một tiếng nói chung trong việc đề ra các giải pháp. Trong các trường hợp  đặc thù như Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh hay rừng đặc dụng, rừng giống A Vương cần có cơ chế riêng mới có thể bảo vệ nghiêm ngặt, còn các loại rừng thông dụng thì có thể áp dụng tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ.

Đẩy mạnh hoạt động văn hoá để thu hút du lịch

VTV.vn - Những năm gần đây, huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai có chủ trương đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống trên địa bàn để thu hút khách du lịch.