TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Quảng Nam bảo vệ khẩn cấp sinh cảnh của đàn voọc chà cá chân xám

Đỗ Vinh, Đình Hiệp (VTV8)Cập nhật 20:11 ngày 03/05/2018

VTV.vn - Ngay từ bây giờ, Quảng Nam cần một giải pháp toàn diện, trong đó có tái tạo môi trường từng tự nhiên để bảo vệ khẩn cấp đàn voọc chà vá chân xám.

Tại Việt Nam, trong khi nhiều loại động vật quý hiếm dần bị tiệt chủng thì mới đây, người dân tại xã Tam Mỹ Tây (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã phát hiện một đàn vọoc chà vá chân xám quý hiếm, nằm trong sách đỏ của quốc tế. Điều đáng lo ngại là khi được phát hiện, đàn vọoc này bị cô lập tại một khoảnh rừng nhỏ chỉ vài ha. Tại khu vực ghi nhận sự xuất hiện của đàn vọoc, người dân đã trồng keo. Cây rừng tự nhiên còn lưa thưa. Những người dân địa phương đều biết rằng, trồng keo ảnh hưởng đến cuộc sống tự nhiên của đàn vọoc nhưng vì miếng cơm manh áo, họ không còn cách nào khác được.

Càng đi sâu vào núi Hòn Dồ tại xã Tam Mỹ Tây, những cây rừng tự nhiên hiếm hoi được xem là nhà và thức ăn cho vọoc cũng bị đốn hạ để lấy đất trồng keo. Sau một ngày mật phục, phóng viên VTV8 đã bắt gặp được đàn vọoc chừng 20-30 cá thể, trong đó có vài cá thể con. Đàn voọc bị dồn vào một khoảnh rừng nhỏ nên rất cảnh giác với sự xuất hiện của con người. Dù người dân đã trồng keo chung quanh núi Hòn Dồ nhưng theo tập tính tự nhiên, đàn vọoc không duy chuyển trong rừng keo và không ăn lá keo non. Chính những người dân địa phương cũng lo ngại cho tương lai đàn vọoc khi rừng tự nhiên không còn.

Qua từng năm, đàn voọc bị dồn nhốt vào một khu rừng nhỏ. Không biết tương lai đàn voọc chà vá chân xám – động vật được xếp vào danh mục quý hiếm nằm trong sách đỏ sẽ ra sao nếu rừng tiếp tục bị thu hẹp? Thay vì đầu tư tiền tỷ để bảo tồn khi vọoc đã biến mất, ngay từ bây giờ, cần một giải pháp toàn diện, trong đó có tái tạo môi trường từng tự nhiên để bảo vệ khẩn cấp loại linh trưởng này.

Hàng trăm công trình cấp nước miền núi hư hỏng, lãng phí

VTV.vn- Tại 11 huyện miền núi của Tahnh Hóa có 554 công trình cấp nước nông thôn tập trung, trong đó có 189 công trình cấp nước bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.