Những cánh rừng luôn khép tán như bảo bọc chính cư dân tại chỗ, đây là thành quả sau nhiều năm bảo quản của chính người dân và cả lực lượng chức năng huyện Đông Giang (Quảng Nam). Không chỉ bị đốn phá, hiện nay cánh rừng giống này còn được phát triển với nhiều thế hệ cây rừng nối tiếp nhau. Đến đây, những ai quan tâm đến gỗ quý sẽ chiêm ngưỡng những cội Lim Xanh, hay Kiền kiền vàng, Gõ nâu thuần chủng. Có lẽ vì thế mà không ngoa khi nói rằng Đông Giang đang lưu giữ một bộ sưu tập về rừng giống quý không chỉ hiếm với Việt Nam mà còn có giá trị nghiên cứu trên thế giới.
Cùng chịu chung số phận bị khai thác cạn kiệt như nhiều cánh rừng khác vào những thập niên 90 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, sau 20 năm được bảo vệ, chăm sóc với một nỗ lực không ngừng nghỉ, rừng giống A Vương đã thật sự được bảo toàn.
Với trên 500 cây Thiết lim cổ thụ, 350 cây Kiền kiền Vàng, 180 cây Gõ nâu, cánh rừng này đang là nơi hội tụ những giống gỗ quý bản địa Quảng Nam. Được biết, sau khi Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương trình làng rừng giống nhiệt đới, Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới đã vào cuộc và đã dự tính đưa cánh rừng giống này vào sách đỏ cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Không chỉ là bảo tàng rừng giống nhiệt đới, rừng A Vương còn trở thành nơi nghiên cứu của nhiều trường đại học
Từ Bắc vào Nam, dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, qua nhiều địa phương, nhiều nơi rừng đã không còn nữa. Việc Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương, tỉnh Quảng Nam cùng với đồng bào Cơ Tu nơi đây khôi phục và bảo vệ thành công hàng ngàn ha rừng giống với đa dạng chủng loại gỗ quý, được xem như là một trong những cách giữ rừng bền vững, cần được nhân rộng.