TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Nhiều hoạt động trong Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ 2018

VTV8Cập nhật 11:52 ngày 06/08/2018

Chiến dịch "Hakab Na" tại Philippines. (Ảnh: Concept News Central)

VTV.vn - Nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được tổ chức tại các nước trên thế giới nhân Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ 2018.

Ngày 6/8, tại thủ đô Manila của Philippines, hơn 2.200 bà mẹ đã cùng cho con bú trong vòng một phút. Đây là hành động nhằm hưởng ứng chiến dịch mang tên "Hakab Na" với mục đích xóa bỏ mọi sự kỳ thị đối với việc cho con bú ở nơi công cộng.

Cô Melisa Magaling chia sẻ: "Nhiều người có quan niệm rằng sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Quan niệm đó là sai lầm, sữa mẹ hoàn toàn đủ chất cân bằng cho trẻ" . 

Còn tại Colombia, hàng nghìn bà mẹ đã tập trung tại một công viên ở thủ đô Bogota và cùng công khai cho con bú. Các bà mẹ ở đây đến từ 18 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm hưởng ứng chiến dịch xóa bỏ kỳ thị của việc cho con bú nơi công cộng và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sữa mẹ đối sức khỏe của trẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để cung cấp cho trẻ sơ sinh các chất dinh dưỡng. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, mỗi năm sẽ có hơn 820.000 trẻ dưới 5 tuổi được cứu sống nếu các trẻ này được tiếp cận với chất dinh dưỡng của dòng sữa mẹ từ lúc sinh ra đến 24 tháng. Việc bú mẹ chính là đặc quyền của mọi trẻ em mà chúng ta không thể tước đoạt.  


Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra từ ngày 1 - 7/8 Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra từ ngày 1 - 7/8

VTV.vn - Từ ngày 1 - 7/8 hàng năm, các quốc gia trên thế giới tổ chức Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ với mục đích khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Nghĩa tình mái ấm quân dân nơi biên giới

VTV.vn- Năm qua, BĐBP tỉnh Đắk Nông đã xây dựng, bàn giao hàng trăm căn nhà tình nghĩa, nhà đồng đội và nhà đại đoàn kết cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới.