Trong bối cảnh thực hiện đóng cửa rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cộng thêm khó khăn về nhập khẩu gỗ đã làm cho gỗ đóng tàu cá trở nên khan hiếm và tăng giá lên cao. Việc chuyển đổi tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép là hết sức cần thiết cho ngư dân đánh bắt xa bở.
Chỉ tính trong 8 tháng đầu năm 2017, xưởng đóng tàu thuộc Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy, Đại học Nha Trang đã đóng gần 15 còn tàu vỏ composite cho nhiều ngư dân các tỉnh miền trung từ Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng Ngãi, Bình Định. Đội tàu cá vỏ composite của ngư dân các tỉnh miền Trung sẽ ngày càng tăng lên khi Nghị định 12 của Chính phủ đang được nhanh chóng triển khai, theo đó ngư dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sẽ được vay vốn ưu đãi để đóng mới 400 tàu cá, trong đó, có 300 tàu cá vỏ composite. Hiện tại ngành thủy sản các địa phương nói trên đang tích cực tuyên truyền đến ngư dân, đồng thời kêu gọi nhà đầu tư xây dựng các xưởng đóng tàu tại địa phương với nhiều chính sách ưu đãi.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án khai thác viễn dương, còn gọi là Đề án "Tổ chức hợp tác khai thác hải sản ngoài vùng viển Việt Nam và vùng biển quốc tế", giai đoạn từ năm 2017 - 2030. Với Nghị định 67, và mới nhất là nghị định 12 của Chính phủ, sau sự cố môi trường biển hồi năm ngoái, nhiều ngư dân miền Trung đã có thể đóng mới tàu vỏ composite hiện đại để vươn khơi xa , đánh bắt và khẳng định chủ quyền trên những ngư trường của Tổ quốc.