Theo đánh giá phân tích của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trong thời gian qua, việc vận hành chuỗi giá trị thực phẩm trên địa bàn TP Đà Nẵng có nhiều dấu ấn đột phá. Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chưa truy xuất được nguồn gốc, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. Chính vì vậy, để TP Đà Nẵng hướng đến thành phố thực phẩm thông minh cần xây dựng chiến lược bền vững, trong đó "Con người là trung tâm của hệ thống thực phẩm".
Có 4 chiến lược cụ thể đề ra cho thành phố Đà Nẵng gồm:
1. Thực phẩm phải bổ dưỡng, đa dạng, chất lượng và an toàn.
2. Tạo việc làm thu nhập tốt và kinh doanh nông sản tốt hơn.
3. Khả năng chi trả và khả năng tiếp cận trong vấn đề an ninh lương thực.
4. Hệ thống thực phẩm và nông nghiệp có khả năng chống chịu, bền vững.
Thành phố thực phẩm thông minh sẽ giải quyết nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đảm bảo mọi người dân tiếp cận với thực phẩm chất lượng bằng cách phát triển hệ thống mua sắm thực phẩm mới hoặc cải tiến theo cách thông minh và có sự tham gia của nhiều chuỗi liên kết. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trên đến 2025 tầm nhìn 2030 là thách thức không nhỏ đối với TP Đà Nẵng và cần sự thay đổi lớn của toàn hệ thống chính trị, toàn thể người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!