Ngày 27/4/2014, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won xin từ chức và nhận trách nhiệm về cách xử lý yếu kém của chính phủ đối với vụ chìm phà Sewol làm gần 300 người chết và mất tích. Ngày 26/4/2017, tờ Japan Times đưa tin Bộ trưởng phụ trách tái thiết sau thảm hoạ của Nhật Bản - ông Masahiro Imamura đã nộp đơn từ chức khi phát ngôn thiếu cẩn trọng về chủ đề này. Trước đó một ngày, trong một buổi tiệc tại Tokyo, ông Imamura đã nói rằng vẫn còn "tốt" là thảm họa động đất diễn ra ở Tohoku thay vì một khu vực nào đó gần Tokyo, nếu không hậu quả sẽ to lớn vô cùng. Cả hai câu chuyện trên cho thấy một điều, khi con người có lòng tự trọng thì cho dù ở cương vị nào, họ đều ý thức về trách nhiệm của mình và sẵn sàng nhận trách nhiệm với những sai lầm mà mình đã gây ra.
Trái với những gì mà những người sợ hãi không dám nhận trách nhiệm tưởng tượng ra, việc dũng cảm đối diện với mọi người và nhận trách nhiệm không hề làm giảm giá trị của bản thân người đó. Thậm chí những người xung quanh sẽ cảm thấy niềm tin vào người đó được củng cố, lòng thiện cảm do đó được tăng lên và tất cả mọi người đều có những cảm xúc tích cực xung quanh tinh thần sẵn sàng nhận lỗi đó.
Tuy nhiên, việc nhận hay quy trách nhiệm nào thì cũng cần phải được khuyến khích trong một môi trường minh bạch, công bằng và nhân văn. Và mục đích cuối cùng của việc nhận ra sai lầm là để rút ra bài học kinh nghiệm và giải quyết xử lý vấn đề tốt hơn trong lần tiếp theo chứ không phải để chỉ trích và định kiến. Còn những điều kiện gì nữa để mọi người luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm khi có vấn đề gì đó xảy ra? Đâu là rào cản tâm lý khiến con người cảm thấy sợ hãi trốn tránh trách nhiệm?Theo dõi Bản tin Thế hệ số "Bạn có luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm?" trực tiếp vào lúc 18h30 trên VTV6 để có câu trả lời và sự lựa chọn xác đáng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!