Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ để hội nhập

Hồng Phương - Mạnh Thắng (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ hai, ngày 01/02/2016 07:00 GMT+7

VTV.vn - Từ năm 2010, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu áp dụng chương trình giảng dạy theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.

Từ năm 2008, Việt Nam đã phê duyệt đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" (Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020). Với giá trị hơn 9.000 tỷ đồng, đề án đã được triển khai trên 63 tỉnh thành.

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội là một trong những trường tiểu học đầu tiên triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Trường có cơ sở vật chất tốt, song theo lãnh đạo nhà trường, yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy vẫn là con người.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cho biết: “Tư duy và định hướng của Ban giám hiệu nhà trường sẽ tác động tích cực trong việc học và dạy tiếng Anh. Thứ hai, phải có đội ngũ giáo viên tốt và muốn tốt thì phải đào tạo”.

Trường THPT Chuyên ngoại ngữ, thuộc Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội cũng đang tích cực thay đổi phương pháp giảng dạy ngoại ngữ với phương châm: dựa vào tính tự giác của học sinh, đồng thời bổ sung thêm nhiều hoạt động và tiết học ngoại khóa.

Từ năm 2010, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu áp dụng chương trình giảng dạy theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Từ năm 2012 nhà trường chính thức đề ra yêu cầu tiêu chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Cụ thể, các sinh viên phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5 trong khung thang 6 bậc của Việt Nam về năng lực ngoại ngữ, hay tương đương với bậc C1 theo Khung tham chiếu châu Âu.

TS. Đỗ Tuấn Minh, Phó Hiệu trưởng Phụ trách đào tạo, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Không thể ra trường làm giáo viên xong lại đi đào tạo lại được, trách nhiệm của các trường chuyên ngữ cũng có trong đó. Do đó, chúng tôi thực hiện chính sách: sinh viên tốt nghiệp chỉ được nhận bằng tốt nghiệp khi đã đạt chuẩn đầu ra về năng lực tiếng”.

Việc đổi mới giảng dạy ngoại ngữ chỉ thật sự có hiệu quả khi có mô hình kiểm tra đánh giá hợp lý. Vì vậy, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội đã hoàn thành việc xây dựng Bộ công cụ kiểm tra đánh giá tiếng Anh dành cho đối tượng sau THPT - VSTEP. Đây là kỳ thi đầu tiên của Việt Nam được chuẩn hóa như các kỳ thi nổi tiếng khác như IELTS, TOEFL.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước