Quy định cũ cho phép lái xe máy nếu nồng độ cồn dưới ngưỡng 50 miligam/100 ml máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí, còn quy định mới cấm hoàn toàn.
Những ngày gần đây, không ít người đưa ra lo ngại rằng là không nhất thiết phải uống bia rượu mới có nồng độ cồn mà nếu họ ăn ăn hoa quả lên men hay uống một số loại thuốc cũng có thể có.
Qua một vài thí nghiệm, một anh ăn 3 quả vải, nồng độ cồn là 0,19 miligram. Một cô uống 10ml siro ho, nồng độ cồn là 0,17 miligam, như vậy không uống rượu mà vẫn có nồng độ cồn.
Vậy những nhà xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu, bia đã tính đến những hiện tượng này hay chưa? Làm sao những người thực thi Luật là cảnh sát giao thông có thể phân biệt được?
Câu hỏi tiếp theo mà cũng nhiều người băn khoăn là sau khi uống rượu bia bao lâu thì sẽ không còn nồng độ cồn trong máu?
Một vấn đề khác trong luật có quy định không bán rượu cho người dưới 18 tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý và giám sát các cơ sở bán rượu? Với người dưới 18 tuổi khi uống rượu bia sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Đúng như tên gọi của Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, mục đích là là góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!