Mong mỏi chính danh cho người có công

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 19/07/2019 20:20 GMT+7

VTV.vn - Chiến tranh dẫu đã lùi xa nhưng hàng nghìn gia đình vẫn đang mong mỏi câu trả lời cuối cùng về sự cống hiến cho đất nước của người thân đã mất trong các cuộc chiến.

Mong mỏi đời người

Ông Trần Đức Én - xã Đại Bản, An Dương, Hải Phòng - bị địch bắn chết năm 1952 không để lại di ảnh và di thể. Qua lời kể của người mẹ đã mất, những người con của ông Én mới biết cha mình hy sinh vì đất nước. Tuy nhiên, để đủ căn cứ xác định người đã mất là liệt sĩ thì muôn vàn khó khăn.

Khó không chỉ với các con ông Én, mà cả với những người làm chính sách nếu chỉ là căn cứ vào các quy định thì không thể xác nhận. Điểm mấu chốt để chứng minh ông Én hy sinh là người đồng đội duy nhất còn sống của ông Én giờ đã 100 tuổi.

Cụ Đào Văn Sén - nguyên cán bộ xã Đại Bản, huyện An Dương, Hải Phòng - không bao giờ quên ký ức về người đồng đội bị địch bắn và vứt xác xuống sông năm ấy. Vì phải giữ bí mật nên lúc ông Én vào hoạt động trong vùng địch hậu chỉ có 3 người phụ trách đội du kích và cán bộ xã biết.

Những người con của ông Én giờ đều hơn 70 tuổi. Sự cống hiến của người cha năm xưa chính là niềm tự hào của gia đình họ hôm nay cũng như mai sau và không ai quên được công lao của những liệt sỹ đã ngã xuống vì đất nước.

Chính danh cho người có công

Hầu hết con em, thân nhân của người đã khuất đều đã trên 60 - 70 tuổi. Mỗi hồ sơ, mỗi con người là một câu chuyện dài, phức tạp bởi thời gian đã quá lâu. Việc đeo đuổi và giải quyết các hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ đã kéo dài hàng chục năm trong sự mong mỏi của nhiều gia đình. Cả những người làm chính sách và thân nhân người đã khuất cuối cùng chỉ mong một câu trả lời đơn giản là "có" hoặc "không" để chấm dứt những mệt mỏi, mong chờ hàng chục năm và cũng để chính danh cho người đã khuất.

Bức ảnh được bà Mai (vợ liệt sỹ Lữ Anh Dồi, Cà Mau) treo ở vị trí trang trọng trong phòng khách ghi lại thời điểm cuộc gặp có tính quyết định của gia đình bà và người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH với sự khẳng định: Chồng bà đủ căn cứ để công nhận là liệt sĩ. Và hy vọng sau 38 năm khôi phục danh dự cho người chồng đã khuất của bà Mai nay đã trở thành sự thực.

"Ân nhân" là hai từ bà gọi những người đã vô tư mất nhiều thời gian, tâm sức để chính danh cho liệt sĩ.

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng Nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7: Chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng

VTV.vn - Hướng tới kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, trên cả nước đã có nhiều hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sỹ, những người có công với cách mạng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước