Thạc sĩ Trịnh Lê Anh tại Lễ hội Tịch Điền. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Mặc dù được khởi dựng mới chỉ từ năm 2009, nhưng Lễ hội Tịch Điền đã bước đầu trở thành một lễ hội của nhân dân. Sự phấn khởi trào dâng trong lòng bà con xã Đọi Sơn khi họ tham gia hoạt động rước nước.
Hội lễ chính thức vào ngày 7 Tết, tuy nhiên với những người yêu trải nghiệm văn hoá thì những sự chuẩn bị của ngày mùng 6 mới thực sự hấp dẫn, thu hút du khách. Lễ hội mở đầu vào sáng sớm ngày 6 Tết bằng nghi thức rước nước!
Dưới đây là một vài hình ảnh của Lễ hội Tịch Điền năm nay:
‘ Không khí của buổi lễ tràn ngập khắp nơi
‘ Khoảng 8h, 20 chú trâu (đúng ra phải là "cô" trâu) khoẻ mạnh, đẹp mã được chọn lựa qua từng kỳ lễ hội trước đã sẵn sàng trở thành "thân chủ" cho nhưng bức tranh bột màu đa dạng màu sắc, thăng hoa về ý tưởng được thể hiện. Vốn các "cô" trâu này cũng đã trở nên dạn dĩ hơn nhiều nên mới để yên cho các hoạ sỹ múa bút trên tấm thân mình!
‘ Một trong những hoạt động hấp dẫn nhất của lễ hội Tịch Điền được "sáng tạo" bởi các chuyên gia sự kiện và các hoạ sỹ đương đại qua 5 lần tổ chức là Cuộc thi Vẽ Trang trí trâu, con vật biểu trưng cho nông nghiệp - thông điệp chủ đạo của Lễ hội.
‘ Họ thỏa sức thể hiện những ý tưởng trên mình những người bạn của nhà nông
‘ Chủ đề về các chú ngựa rất được ưu tiên trong năm nay và cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
‘ Chú trâu này đang được các nghệ sĩ thoa kem nền lên da trước khi thực hiện ý tưởng.
‘ Chú trâu này đang được nhuộm vàng
‘ 14h, một số "cô" trâu đã có thể nghỉ ngơi tại chỗ chờ chấm thi với tác phẩm trên mình.
‘ Vẻ mãn nguyện hiện rõ trên gương mặt và dáng vẻ của các "cô"!
‘ 15h, hoàn thiện những tác phẩm cuối cùng, chuẩn bị cho vòng chấm thi!
‘ Chú trâu này đã được hoàn thiện và đang nằm thong thả trên ruộng
‘ Chú trâu này khoác lên mình vỏ bọc của... ngựa vằn.
‘ Rất nhiều các chú ngựa xuất hiện trong các tác phẩm năm nay. Và đây là những ứng cử viên cho ngôi vị số 1 mà sáng ngày hôm sau (7 Tết) sẽ được vinh dự đích thân "đức vua" điều khiển cho những đường cày đầu tiên của nghi lễ ý nghĩa nhất trong lễ hội "vua đi cày"!
‘ 10h mùng 7 Tết, tái hiện nghi trình "đức vua xuống đồng". Tương truyền, năm 987, vua Lê Đại Hành cùng bá quan xuống cày ở thửa ruộng của thôn Đọi Tam và tìm được hũ vàng. Điềm may này đã trở thành phong tục truyền đời khai mở mùa nông nghiệp cho muôn dân.
‘ Nghi trình quan trọng là cáo yết đất trời, thần nông với tinh thần tứ dân:
+ Phi trí bất tiến
+ Phi thương bất phú
+ Phi nông bất ổn
+ Phi công bất thịnh đều coi trọng nghiệp nông như cái cơ bản của sự thịnh vượng
‘ Đây là hình ảnh tái hiện chính đức vua Lê Đại Hành
‘ Đức vua xuống đồng