TRANH LUẬN VIỆC DÙNG TIẾNG ANH TRONG CUỘC THI HOA HẬU
Trong đêm Chung kết, khả năng tiếng Anh của Hương Ly và Lệ Nam được thể hiện không tốt. Tuy nhiên, âm thanh của không gian đêm thi không tốt cũng ảnh hưởng tới phần thi của các thí sinh. Vấn đề âm thanh này cũng được chính BTC của cuộc thi nhận trách nhiệm khi nói rõ rằng: "Hệ thống âm thanh bị sự cố echo micro khiến âm thanh vọng qua lại dẫn đến độ trễ âm 1-3 giây". Như vậy, vì điều kiện khách quan là âm thanh nên các thí sinh đã chưa thể hiện đúng được "dấu ấn khác biệt" mà họ muốn có như khi tập luyện thường ngày.
Cũng liên quan đến sự việc này, câu hỏi thứ 2 được đặt ra là "Trong một cuộc thi Hoa hậu có bắt buộc thí sinh phải biết tiếng Anh hay không?". Câu trả lời chắc chắn là "không". Bởi trước mỗi phần trình bày của thí sinh luôn có lựa chọn tiếng Việt hoặc song ngữ. Thực tế trên thế giới, cũng chưa một tổ chức hoa hậu quốc tế nào - từ Miss Universe, Miss World, Miss International cho đến Miss Earth - công bố tiêu chí thí sinh phải thông thạo tiếng Anh. Tuy nhiên không thể phủ nhận ngoại ngữ là thứ vũ khí quan trọng của bất kỳ thí sinh nào, đặc biệt là trong các cuộc thi quốc tế.
Hương Ly tại đêm Chung kết.
ÁP LỰC PHẢI CÓ NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CUỘC THI NGƯỜI ĐẸP
Trước áp lực ngoại ngữ trong các cuộc thi người đẹp dường như không thể đảo ngược này, việc các thí sinh nỗ lực thể hiện mình bằng ngoại ngữ là điều dễ hiểu. Vấn đề ở câu chuyện lùm xùm này lại chính là ở những người buông lời chê bai.
Người đẹp Mỹ Sarah Rose Summer tại Miss Universe 2018 trong video tự đăng tải của mình, đại diện của nước Mỹ đã có ý chê bai khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của 2 thí sinh khác. Cụ thể, Sarah Rose Summer đã nói H'Hen Niê - thí sinh đại diện Việt Nam là "giả vờ biết tiếng Anh" và đại diện Campuchia là "đáng thương" vì không biết tiếng Anh. Hoa hậu Mỹ sau đó giải thích nhiều lần rằng cô không có ác ý, và cũng đã công khai gửi lời xin lỗi, song vẫn khó thoát khỏi một cuộc khủng hoảng truyền thông.
Khi thấy ai đó đang nỗ lực vượt ra ngoài vòng an toàn của mình để hướng đến những dấu ấn khác biệt, kỳ diệu, tích cực hơn, mà ta lại chê bai, đó chắc chắn là hành động không văn minh.
H'Hen Niê - thí sinh đại diện Việt Nam thi Miss Universe 2018
Vẫn biết rằng bước ra ngoài vùng an toàn là cách duy nhất để chạm tới những dấu ấn đáng nhớ hơn, nhưng nếu cả hành trình tìm kiếm sự khác biệt mới mẻ ấy được bao bọc trong một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. Nếu không, dấu ấn khác biệt sẽ trở thành con dao 2 lưỡi.
SỰ KHÁC BIỆT CẦN CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG
Việc ghép đôi trên phố đi bộ đã trở thành một hoạt động thường tuần, nơi những phong cách như "múa quạt, hip hop never die" của nhiều bạn trẻ được toả sáng. Nhưng đưa yếu tố thiếu nhi vào để tạo sự khác biệt là dở.
Trong một sự kiện âm nhạc gần đây, điều khác biệt đáng nhớ lại không phải đến từ sự góp mặt của những ngôi sao đình đám mà lại là từ việc thiếu chuyên nghiệp trong cách tổ chức chương trình. Cộng tác viên tố không được nhận đồ ăn, khán giả thì phàn nàn về thiệt thòi khi các mức hạng vé không có sự phân chia rõ ràng. BTC đã lên tiếng xin lỗi chính thức nhưng cùng sự kiện âm nhạc "Mơ Khi Đang Mơ 2022" nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ phía khán giả trước đó. Đây thực sự là hồi chuông nhắc nhở dành cho những người trẻ mong muốn tổ chức sự kiện âm nhạc với quy mô lớn: Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ra sự khác biệt!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!