Có người nói, bởi vì bánh có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng trên trời nhưng cũng có người cho rằng, hình tròn của chiếc bánh ứng với trăng tròn phản ánh ước vọng đoàn viên.
Bánh trung thu còn có nhiều tên gọi khác như: bánh hồ, bánh hoàng cung, bánh đoàn viên v.v... Thời cổ đại, người dân đã dùng chiếc bánh này để tế thần mặt trăng vào đêm rằm tháng 8, cứ như vậy mà hình thành nên tập tục ăn bánh Trung thu trông trăng rằm.
Bên cạnh đó, cũng có ghi chép nói rằng phong tục này bắt nguồn từ thời Nguyên. Khi đó, Chu Nguyên Chương lãnh đạo người Hán chống lại triều đình nhà Nguyên. Nghĩa quân định ngày 15 tháng 8 làm ngày khởi nghĩa. Họ truyền tin bằng cách viết lên một tờ giấy nhỏ nhét vào trong nhân bánh và tặng những chiếc bánh đó cho nhau. Cũng từ đây, dân gian lưu truyền tục lệ ăn bánh Trung thu vào ngày này.
Sau này, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, trở thành hoàng đế đầu tiên của triều Minh,mặc dù về sau nhà Thanh làm chủ Trung Nguyên nhưng người dân Trung Quốc vẫn đón ngày lễ này, bởi nó tượng trưng cho việc thế lực thống trị ngoại bang bị lật đổ.
Tương truyền các bậc đế vương thời cổ đại luôn có nghi thức tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu. Và trong dân gian cũng có tập tục cúng tế mặt trăng vào rằm tháng 8. Ban đầu, bánh Trung thu được sử dụng làm lễ vật cúng thần mặt trăng, sau đó, dần dần người dân lấy việc ngắm trăng ăn bánh làm biểu tượng của sự đoàn viên, cũng từ đó bánh trung thu trở thành tặng phẩm quan trọng mang ý nghĩa tốt lành.
Càng ngày chiếc bánh tròn tròn, ngọt ngọt, thơm thơm ấy càng phong phú về chủng loại, mùi vị. Mỗi vùng miền lại có phong vị khác nhau tạo nên sự độc đáo riêng biệt. Bắc Kinh, Tô Châu, Quảng Châu v.v… từ Bắc xuống Nam nhà nhà người người đều yêu thích món bánh đoàn viên mang đậm dấu ấn lịch sử này.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.