Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Hương Uyên-Thứ hai, ngày 20/06/2022 15:47 GMT+7

VTV.vn - Triển lãm tôn vinh chặng đường hoạt động sôi nổi và những đóng góp của Báo chí Cách mạng Việt Nam đối với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Không gian trưng bày được chia làm hai nội dung: "Tiếng nói dân tộc" và "Vì nước dấn thân, vì dân cất tiếng".

Nội dung "Tiếng nói dân tộc" thể hiện một số dấu ấn lịch sử vẻ vang trên chặng đường hình thành và phát triển nền Báo chí Cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đặt nền móng.

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 1.

Không gian trưng bày chuyên đề tại Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò. (Ảnh: Hương Uyên)


Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 2.

Chân dung nhà báo Nguyễn Ái Quốc bên cạnh máy đánh chữ trên nền những bài báo Người từng viết. (Ảnh: Hương Uyên)

Từ những ngày đầu cầm bút, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: Viết báo là để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Những lời dạy của người về công tác báo chí là kho tàng vô giá về lý luận báo chí cách mạng Việt Nam, là “kim chỉ nam” cho các thế hệ nhà báo luôn giữ “tâm sáng, lòng trong, bút sắc.”

Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ - những người chiến sĩ luôn dùng ngòi bút làm “vũ khí mềm” để đấu tranh và cất cao tiếng nói dân tộc dù là ở nơi ngục tù tăm tối hay chiến trường khốc liệt. 

Tại nơi địa ngục trần gian như Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo... dưới sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng, tù chính trị vẫn mưu trí, sáng tạo để biên soạn, xuất bản, cất giấu bí mật những tờ báo đặc biệt. 

Mỗi tờ báo là một phương tiện để đoàn kết lực lượng, là tài liệu học tập văn hóa, chính trị, là vũ khí để đấu tranh, cảm hóa kẻ thù... Những “làng báo trong tù” với phương thức làm báo chưa từng có, đã tạo nên nét đặc sắc của dòng báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 3.

Những tờ báo đặc biệt được xuất bản trong ngục tù. (Ảnh: Hương Uyên)

Nội dung “Vì nước dấn thân, vì dân cất tiếng” được trình bày thành ba tiểu mục nhỏ, kể về những nhà báo, những phóng viên đã can trường dấn thân vào đạn bom khói lửa để phản ánh chân thực sự khốc liệt của cuộc chiến.

Đồng hành với những người lính cầm súng là những chiến sĩ cầm bút, sát cánh bên nhau trên chiến trường khốc liệt. Dưới những chiến hào là những tòa soạn báo đặc biệt với phương thức làm báo sáng tạo. Từ báo hầm, báo liếp đến những trang báo in luôn được cập nhật những tin tức mới nhất, động viên tinh thần cho các chiến sĩ, đồng bào quyết tâm giành chiến thắng.

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 4.

Những "toà soạn báo" ngay tại chiến trường. (Ảnh: Hương Uyên)

Chỉ với những trang thiết bị thô sơ, mỗi tờ báo dù được xuất bản trong hoàn cảnh tù đày hay giữa chiến trường khốc liệt đều được đánh đổi bằng mồ hôi, có khi bằng cả tính mạng. Nhưng đó cũng là lẽ sống, trách nhiệm và niềm tự hào của những người cầm bút. Mỗi dòng tin đăng lên đều góp phần cất cao tiếng nói vì độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước.

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 5.

Máy ảnh được phóng viên tình báo Chu Quốc Tuấn sử dụng khi tác nghiệp. (Ảnh: BTC cung cấp)

Những phóng viên lao vào chiến trường, không ngại hiểm nguy để có được những thước phim, những bức ảnh lịch sử quý giá, góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Hiện nay có khoảng hơn 500 nhà báo, liệt sĩ được ghi nhận đầy đủ thông tin, nhưng cũng có không ít người chưa tìm được danh tính. 

Trong không gian trưng bày “Đứng lên và cất tiếng” còn giới thiệu 10 tấm gương nhà báo, liệt sĩ tới công chúng như: nhà báo - liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng, Phạm Thị Ngọc Huệ, Dương Thị Xuân Quý,...

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 6.

Tiểu mục giới thiệu những nhà báo - liệt sĩ tiêu biểu. (Ảnh: Hương Uyên)

Trưng bày chuyên đề "Đứng lên và cất tiếng" còn giới thiệu tới khán giả những hiện vật gắn liền với sự nghiệp Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Một số hình ảnh tại trưng bày:

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 7.

Chặng đường hình thành và phát triển của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 8.

Những tờ báo đầu tiên.

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 9.

Tờ tạp chí được viết tại Nhà tù Hoả Lò.

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 10.

Số báo đầu tiên của tờ "Việt Nam độc lập".

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 11.

Số báo đầu tiên của tờ " Tiếng dân".

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 12.

Số đầu tiên của tờ "Ảnh thời sự TTXVN".

Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 13.
Trưng bày chuyên đề “Đứng lên và cất tiếng”: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - Ảnh 14.

Hiện vật được giới thiệu tại trưng bày.

Trưng bày “Đứng lên và cất tiếng” kéo dài đến hết ngày 31/12/2022 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò, Hà Nội. 

Vương miện cưới của Công nương Diana được trưng bày Vương miện cưới của Công nương Diana được trưng bày Trưng bày hơn 30 tác phẩm hội họa, điêu khắc trong triển lãm  “New Days” Trưng bày hơn 30 tác phẩm hội họa, điêu khắc trong triển lãm “New Days” Trưng bày 300 hiện vật, tư liệu tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh Trưng bày 300 hiện vật, tư liệu tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước