Sáng tạo trên chất liệu truyền thống - tín hiệu tích cực trong tiến trình phát triển văn hóa dân tộc

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 22/07/2024 15:02 GMT+7

VTV.vn - Nhiều chất liệu truyền thống như lụa, dó, tre, mây… đã được những nghệ sĩ trẻ sử dụng sáng tạo để tạo nên màu sắc riêng cho tác phẩm.

Giấy dó là một trong những chất liệu truyền thống của nước ta từ xa xưa, được làm từ vỏ cây qua nhiều công đoạn. Thực tế, trong nhiều năm qua, nhiều người trẻ đã tiếp cận giá trị truyền thống theo cách riêng biệt, qua đó kể những câu chuyện riêng cho những tờ giấy truyền thống.

Vốn là một cô giáo tiếng anh, Cúc Hương bị thu hút bởi những tờ giấy dó truyền thống. “Tôi ứng dụng từ những gì có được từ thiên nhiên để ứng dụng lên sản phẩm của mình. Trong lúc tìm hiểu thông tin để làm ra sản phẩm, đó cũng là một lần nữa mình được học và ôn lại lịch sử. Nó đều quý báu cả”, Đoàn Thái Cúc Hương chia sẻ về niềm đam mê với giấy dó.

“Việc sáng tạo không chỉ là làm một thứ hoàn toàn mới mà nó chỉ cần là mình làm những việc cũ một cách nhanh hơn, tốt hơn và chất lượng hơn. Tôi nghĩ việc lưu trữ giá trị truyền thống không phải chăm chăm giữ y nguyên những gì trước đây đã làm mà cần phải có thêm sự thay đổi, học hỏi để cải thiện nó hơn”, Ngô Thu Huyền (Phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) - một người theo đuổi đam mê sáng tạo chất liệu giấy dó - cho hay.

Không chỉ với giấy dó, ngay trong dòng chảy đương đại, những chất liệu thuần Việt khác cũng làm nên nét đặc sắc sắc riêng cho tác phẩm. Điển hình như triển lãm của các họa sĩ sử dụng sơn ta truyền thống trong tranh sơn mài, tranh lụa đương đại Việt Nam cũng có nhiều khởi sắc…

“Khi các bạn trẻ có khả năng khai thác hiệu quả nguồn vốn văn hóa dồi dào đến từ di sản, thủ công và giá trị mang tính bản sắc thì nó cho phép các bạn có nguồn nguyên liệu đầu vào rất tốt. Cộng thêm với khi sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào ấy cùng tư duy sáng tạo của mình, khả năng nắm bắt nhanh nhạy thị trường thì các bạn trẻ có thể tạo ra sản phẩm có sức hút trên thị trường, tiến được vào thị trường xuất khẩu. Điều đó mang đến giá trị kinh tế rất rõ ràng”, TS. Nguyễn Thị Thu Hà - Trung tâm Phát triển công nghiệp và hóa và nghệ thuật đương đại cho biết.

Thế hệ trẻ ngày càng quan tâm hơn đến các giá trị truyền thống. Đó là tín hiệu tích cực trong tiến trình phát triển văn hóa dân tộc. Nhưng công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống ngoài đam mê còn đòi hỏi thái độ nghiêm túc, trách nhiệm, cùng với đó là chính sách của Nhà nước để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa dân tộc.

Cô gái bỏ phố về quê làm giấy dó Cô gái bỏ phố về quê làm giấy dó

VTV.vn - Sẵn sàng từ bỏ công việc ở thành phố, Ngô Thu Huyền quyết định về quê lập nghiệp với nghề làm giấy dó.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước