Nỗi ám ảnh "con nhà người ta": Chấm dứt việc so sánh, tôn trọng mỗi cá nhân

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 29/10/2022 12:52 GMT+7

VTV.vn - Mỗi đứa trẻ có đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công sẽ giúp trẻ phát huy thế mạnh để phát triển.

"Còn nhà người ta" là cách mà nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng khi dạy con mình. Mục đích là để thấy con mình còn nhiều tấm gương để phấn đấu. Tuy nhiên, việc bị so sánh với những người cùng trang lứa đã vô tình gây áp lực đối với con mình, trở thành nỗi ám ảnh đeo bám những đứa trẻ mãi sau này. Chấm dứt việc so sánh, tôn trọng mỗi cá nhân là chủ đề của Góc nhìn văn hóa.

Không thoải mái khi bị so sánh với những người bạn đồng trang lứa, có thể phần nào hiểu được suy nghĩ này của nhiều bạn nhỏ vì mỗi người đều có giá trị riêng, dù là trẻ con hay người lớn. Chính vì vậy, khi bị so sánh dù theo nghĩa tích cực thì vẫn khiến cho con trẻ ít nhiều bị tổn thương.

Thông qua các tấm gương tiêu biểu để hướng dẫn con cái học theo cũng là một cách giáo dục. Thế nhưng, điều khiến con cái cảm thấy bị tủi thân không phải việc bị bố mẹ dùng người khác làm tấm gương cho mình mà ở cách nói, cách mà bố mẹ so sánh, đặc biệt là cảm giác áp lực, mệt mỏi khi bị bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng. Những nỗ lực, cố gắng mãi là không đủ.

Nỗi ám ảnh con nhà người ta: Chấm dứt việc so sánh, tôn trọng mỗi cá nhân - Ảnh 1.

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục – chia sẻ: "Chúng ta luôn kỳ vọng con sẽ là hoàn mỹ. Tuy nhiên, trẻ con không phải là sản phẩm theo kiểu chúng ta thích nhào nặn như nào thì nhào. Các bạn sẽ không thể như chúng ta mong muốn".

"Thực tế, các phụ huynh dùng thuật ngữ so sánh một cách rất tự nhiên, nghĩ rằng đó là cách tốt nhất thúc đẩy để con chúng ta có động lực trở thành con người tốt và hoàn hảo. Nhưng thay vì cha mẹ phải là người hỗ trợ con để đạt được những điều mà mình mong muốn thông qua việc làm gương hay dạy dỗ, cha mẹ lại không có dạy dỗ nhiều khiến con cái khó chịu ngược lại với bố mẹ, vì ai cũng muốn được ghi nhận, được công nhận sự thành công nhưng bố mẹ lại không công nhận mình mà ghi nhận người khác",Thạc sĩ Lưu Minh Hường nói.

"Khi chúng ta không tôn trọng con thì chúng ta không còn là bậc cha mẹ lý tưởng nữa. Đương nhiên, chúng ta nói gì thì các bạn cũng không nghe nữa, cãi lại, thậm chí bỏ nhà ra đi. Lúc đó, chúng ta lại không hiểu chúng ta mắc sai lầm từ đâu. Gia đình cần phải là nơi để khi con gặp khó khăn thì sẽ tìm về tâm sự, lời giải đáp và sự hỗ trợ".

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhà trường không công khai điểm số học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong các cuộc họp phụ huynh. Mọi trao đổi và gặp gỡ được thực hiện trong các cuộc gặp 1- 1, giữa giáo viên và cha mẹ. Nhưng trong cuộc họp phụ huynh, vẫn có những giáo viên nhận xét, khen – chê, thậm chí phê bình công khai lỗi của học sinh trước tập thể. Cha mẹ mất mặt, về nhà con cái bị mắng mỏ, so sánh nặng nề.

Nỗi ám ảnh con nhà người ta: Chấm dứt việc so sánh, tôn trọng mỗi cá nhân - Ảnh 2.

Phóng viên Lê Minh - Thường trú Đài THVN tại Mỹ

Theo phóng viên Lê Minh, các con anh đã học tập tại Mỹ từ mẫu giáo tới nay là học sinh cấp 3. Ngoài kết quả học tập của con mình, anh chưa bao giờ biết đến kết quả học của các bạn học trong lớp. Sau mỗi kỳ học, nhà trường chỉ gửi kết quả học tập cá nhân cho bố mẹ hay người giám hộ, không công khai. Như vậy, bố mẹ sẽ không có cơ hội so sánh con mình với con nhà người ta, chỉ có thể theo dõi, động viên để các con có được điểm số cao nhất trong khả năng của mình.

"Các con là mỗi cá thể độc lập, có tính cách, năng lực riêng. Vì thế, khó có thể có được mẫu số chung nào đó để đem ra so sánh", phóng viên Lê Minh chia sẻ.

Mỗi đứa trẻ có đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Động viên trẻ mỗi ngày, so sánh con với chính chúng của ngày hôm qua, xem trẻ có tiến bộ hơn không, điều gì đã làm tốt và điều gì cần điều chỉnh, quan trọng hơn cả là cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ, nhưng điểm mạnh, điểm yếu riêng, thay vì chạy theo hình mẫu lý tưởng. Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công sẽ giúp trẻ phát huy thế mạnh để phát triển.

Dù bị mẹ so sánh với “con nhà người ta”, cô bé 8 tuổi thổ lộ biết ơn mẹ Dù bị mẹ so sánh với “con nhà người ta”, cô bé 8 tuổi thổ lộ biết ơn mẹ

VTV.vn - Trong chương trình Điều con muốn nói, cô bé 8 tuổi Hoài Anh áp lực khi bị mẹ so sánh với “con nhà người ta”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước