Nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm

Hương Uyên-Thứ tư, ngày 21/02/2024 09:24 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù đã hết kỳ nghỉ Tết nhưng trong những ngày qua, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn đón một lượng lớn khách tới tham quan và xin chữ đầu năm.

Xin chữ đầu năm là một tục lệ truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự trân trọng đối với tri thức, đồng thời cũng là gửi gắm những ước nguyện năm mới trong những con chữ. Vì vậy, dịp đầu năm mới, nhiều người dân chọn đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ ông đồ, cầu mong cho một năm mới đạt nhiều thành công trong học hành, sự nghiệp.

Không chỉ trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám, không gian Hồ Văn cũng tấp nập người đến xin chữ. Riêng tại khu vực này, có rất nhiều gian của các ông đồ phục vụ việc cho chữ đầu năm.

Đây là năm thứ 2 ông đồ Lưu Thanh Hải (CLB Thư pháp Nét Việt - TP Hồ Chí Minh) tham gia vào hoạt động cho chữ tại Hội chữ Xuân ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Năm nay, các quầy ông đồ được bố trí hướng nhìn ra Hồ Văn, tạo không gian thông thoáng. Nói về hoạt động xin chữ năm nay, ông đồ Lưu Thanh Hải cho biết: “Chủ đề Hội chữ năm nay là ‘Hiếu học’, đề cao đạo học từ ngàn xưa đến nay, đây là một chủ đề mà tôi vô cùng tâm đắc. Năm nay không chỉ có các học sinh đến xin chữ Đăng Khoa, Đỗ Đạt... mà còn có cả các doanh nghiệp, người lớn cũng tới xin những chữ như Bình An, Như Ý... cho gia đình”.

Việc xin chữ đầu năm hay khai bút đầu năm là một truyền thống mang nhiều ý nghĩa và cần được gìn giữ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số người hiểu sai ý nghĩa của nét đẹp văn hóa này, cho rằng có được chữ của ông đồ thì các mong muốn sẽ chắc chắn trở thành sự thật: “Có nhiều người xin chữ xong thì mang cái chữ đó đặt lên ban thờ các vị tiên thánh, tiên hiền với hy vọng thế giới tâm linh sẽ giúp mình đạt được những thành tựu trong tương lai. Theo tôi, chúng ta nên hạn chế những suy nghĩ mang tính tâm linh như vậy. Chúng ta nên xem việc xin chữ là một truyền thống trong việc đề cao việc học, truyền tải những ý nghĩa, giá trị về mặt đạo đức để khi nhìn vào những chữ đó, chúng ta có thêm động lực để phát triển bản thân hơn” - ông đồ Lưu Thanh Hải bày tỏ.

Nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm - Ảnh 1.

Ông đồ Thanh Hải cho biết, khách tới tham gia hoạt động xin chữ rất đa dạng về độ tuổi và đối với nhu cầu của mỗi du khách, ông đều tư vấn, giải thích ý nghĩa các chữ trước khi đặt bút viết (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Nguyễn Minh Khuê (20 tuổi, đến từ Hà Nội) có thói quen cùng gia đình đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin vào mỗi dịp đầu năm. Minh Khuê chia sẻ: “Năm nay là năm thứ 3 em cùng gia đình đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ. Em và em gái xin chữ ‘Đỗ Đạt’ và chữ ‘Tài’ trong tài năng. Bố mẹ em xin chữ ‘Tài Lộc’. Không khí tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm nay rất nhộn nhịp. Em không nghĩ là đã qua kỳ nghỉ Tết mà vẫn còn rất nhiều người tới tham quan và xin chữ ông đồ như vậy”.

Nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm - Ảnh 2.

Minh Khuê cùng gia đình xin chữ để năm mới có thêm nhiều may mắn và động lực

Một số hình ảnh khác tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám:

Nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm - Ảnh 3.

Các bạn trẻ xếp hàng xin chữ đầu năm trong khuôn viên di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm - Ảnh 4.
Nét đẹp văn hóa xin chữ đầu năm - Ảnh 5.

Các du khách tham quan cũng rất hào hứng tìm hiểu nét đẹp văn hóa đầu năm của người Việt

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nườm nượp người đến xin chữ đầu năm Văn Miếu - Quốc Tử Giám nườm nượp người đến xin chữ đầu năm Người Thủ đô xin chữ cầu may đầu năm Người Thủ đô xin chữ cầu may đầu năm Xin chữ online mùa Tết 2022 Xin chữ online mùa Tết 2022

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước