#MeToo trong ngành công nghiệp điện ảnh Pháp - vẫn còn quá sớm để nói gì

Tiêu Trang Ngọc Bảo (Theo Deadline)-Thứ hai, ngày 20/05/2024 14:23 GMT+7

Một cảnh trong phim ngắn "Moi Aussi" của Judith. (Ảnh: Cyril Bruneau)

VTV.vn - Pháp đã từng có những khoảnh khắc #MeToo trong quá khứ, nhưng chúng đã thất bại với rất ít sự hỗ trợ từ bên trong ngành công nghiệp điện ảnh Pháp.

Trước Judith Godrèche, một vụ bê bối #MeToo cũng đã xảy ra xung quanh ngôi sao kỳ cựu của điện ảnh Pháp là Gerard Depardieu - người phải đối mặt với nhiều cáo buộc tấn công tình dục và một vụ cưỡng hiếp.

Trên thực tế, trong quá khứ, Pháp đã có những khoảnh khắc #MeToo nhưng chúng đã thất bại vì nhận được rất ít sự hỗ trợ từ bên trong ngành công nghiệp điện ảnh Pháp. Cụ thể, nữ diễn viên Adèle Haenel nhận được rất ít sự ủng hộ của công chúng từ các đồng nghiệp điện ảnh khi cô cáo buộc đạo diễn Christophe Ruggia tấn công tình dục cô khi còn là trẻ vị thành niên.

Adèle Haenel đã bước ra khỏi lễ trao giải César 2020 vài tuần sau đó - khi Polanski được công bố là người chiến thắng giải Đạo diễn xuất sắc nhất. Cuộc bỏ phiếu dành cho Roman Polanski được cho là một cuộc bỏ phiếu phản bội quan điểm #MeToo.

Haenel đã thông báo trong một bức thư ngỏ vào năm ngoái rằng cô sẽ rời bỏ ngành điện ảnh vì "sự tự mãn nói chung" đối với những kẻ săn mồi tình dục. Theo báo cáo, đạo diễn Christophe Ruggia - người đã phủ nhận cáo buộc của mình, sẽ hầu tòa trong năm nay.

Ngược lại với hoàn cảnh của Adèle Haenel, nữ diễn viên kiêm đạo diễn người Pháp Judith Godrèche đã nhận được sự ủng hộ của công chúng cũng như nhiều nhân vật điện ảnh, bao gồm Sophie Marceau, Alexandra Lamy, Anna Mouglalis, Vahina Giocante, Mathieu Kassovitz và François Civil cũng như chồng cũ của cô là Maurice Barthélémy và Dany Boon.

Judith Godrèche - người khơi dậy kỷ nguyên mới của #MeToo ở Pháp Judith Godrèche - người khơi dậy kỷ nguyên mới của #MeToo ở Pháp

VTV.vn - Judith Godrèche đã phát động một làn sóng #MeToo mới ở Pháp và bây giờ, cô mang đến LHP Cannes 2024 bộ phim về những người sống sót sau lạm dụng tình dục.

Tuy nhiên, Judith nói còn quá sớm để nói liệu tình hình ở Pháp có chuyển biến tốt đẹp hay không.

"Đó là một con đường dài và nguy hiểm" - nữ đạo diễn, người được cho là khơi lại phong trào #MeToo tại Pháp, nói.

Quyết tâm thúc đẩy sự thay đổi lâu dài, Godrèche đã kêu gọi thành lập một ủy ban quốc hội điều tra về bạo lực tình dục và giới tính trong ngành điện ảnh. Cô cũng muốn thấy việc đưa ra một quy định trong luật rằng tất cả trẻ vị thành niên phải có người giám hộ, bên thứ ba đã được đào tạo đi kèm.

Cô nói: "Mối quan hệ của một diễn viên nhí với đạo diễn cũng giống như mối quan hệ của một đứa trẻ với một nhân vật có thẩm quyền trong các tình huống khác. Nếu người lớn muốn lạm dụng quyền lực của mình, họ có thể làm như vậy mà không gặp vấn đề gì bây giờ".

Judith Godrèche cũng dẫn đầu một chiến dịch gần đây kêu gọi đình chỉ chức vụ chủ tịch Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp của Dominique Boutonnat, trong khi ông này chờ xét xử về tội tấn công tình dục con đỡ đầu của mình trong kỳ nghỉ ở Hy Lạp vào năm 2020. Boutonnat phủ nhận các cáo buộc. Godrèche và các chuyên gia điện ảnh khác của Pháp nói rằng mặc dù họ tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng vị trí đứng đầu CNC của Boutonnat là không phù hợp vào thời điểm ngành công nghiệp điện ảnh đang đặt câu hỏi về cách giải quyết vấn đề phân biệt giới tính và bạo lực tình dục.

Trước khi đến Cannes để xem buổi chiếu "Moi Aussi", Judith Godrèche đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối trước trụ sở CNC ở Paris vào thứ Hai, kêu gọi Boutonnat từ chức. Godrèche cũng đã mở rộng chiến dịch của mình ra ngoài thế giới điện ảnh đến với công chúng thông qua lời kêu gọi trên mạng xã hội để các nạn nhân bị lạm dụng tình dục đưa ra lời khai của họ. Cho đến nay, cô đã có 6.000 phản hồi, điều này đã truyền cảm hứng cho bộ phim ngắn mới "Moi Aussi" của cô.

Cô giải thích: "Tôi muốn tri ân những nạn nhân, những người đã viết thư cho tôi và những người không viết thư cho tôi bằng một dự án nghệ thuật".

#MeToo trong ngành công nghiệp điện ảnh Pháp - vẫn còn quá sớm để nói gì - Ảnh 2.

Một cảnh trong phim ngắn "Moi Aussi" của Judith. (Ảnh: Cyril Bruneau)

"Tôi có một số dự án đang được tiến hành. Một trong số đó là bộ phim ngắn tôi quay vào ngày 23 tháng 3. Một nghìn nạn nhân đã đến Paris để quay phim phi lợi nhuận này. Chúng tôi ‘chiếm giữ’ một đại lộ ở Paris. Đó thực sự là một khoảnh khắc choáng ngợp" - Judith nói thêm về quá trình thực hiện phim ngắn "Moi Aussi" của cô.

Jdith nói mục tiêu cuối cùng của cô là tạo ra một quỹ hỗ trợ tất cả nạn nhân lạm dụng tình dục ở Pháp. Cô gợi ý rằng cách duy nhất để chấm dứt bạo lực tình dục một cách tốt đẹp là khi nạn nhân từ mọi tầng lớp xã hội lên tiếng.

"Các vấn đề về tiền bạc, quyền lực và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân cho đến nay đã ngăn cản mọi thứ thay đổi" - Judith bày tỏ quan điểm của mình - "Nhưng nếu các nạn nhân - những người không nhất thiết phải có quyền lực này - tất cả đều bắt đầu nói đi nói lại, thì sự huyên náo sẽ vượt lên trên những người có quyền lực và cô lập họ. Tôi chỉ là một tiếng còi duy nhất. Chúng ta cần một sự lan tỏa lớn hơn".

Selena Gomez nổi bật trên thảm đỏ LHP Cannes 2024 Selena Gomez nổi bật trên thảm đỏ LHP Cannes 2024 Cuộc đua vỗ tay ở LHP Cannes, bộ phim nào đang dẫn đầu? Cuộc đua vỗ tay ở LHP Cannes, bộ phim nào đang dẫn đầu? Sao Hoa ngữ so kè trên thảm đỏ Liên hoan phim Cannes Sao Hoa ngữ so kè trên thảm đỏ Liên hoan phim Cannes

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước