Từ năm 2025, lịch sử là một trong những môn học bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những môn khiến học sinh sợ học, với khối kiến thức phải ghi nhớ, học thuộc lòng quá nhiều.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhiều thầy cô giáo dạy môn Lịch sử đã chủ động tự xây dựng chương trình giảng dạy theo hướng bồi dưỡng năng lực cho học sinh, tránh yêu cầu ghi nhớ máy móc, giúp các em tiếp thu đầy đủ kiến thức căn bản và có sự chủ động tìm hiểu về môn Sử. Điển hình như các liên hoan, hoạt động sân khấu hóa… để hiểu thêm về những câu chuyện lịch sử quan trọng của đất nước.
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn giáo dục địa phương được các nhà trường rất coi trọng. Mặc dù thời lượng môn này không nhiều nhưng các thầy cô luôn cố gắng để giúp học sinh hiểu về địa phương nơi mình sinh sống, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước. Môn Lịch sử khi được kết hợp với giáo dục địa phương đã trở nên sống động, gần gũi, chạm tới từng người trẻ.
Bác Hồ dạy “dân ta phải biết sử ta”. Đích đến của tất cả mọi nỗ lực là thế hệ trẻ, bởi những người trẻ yêu thích và thấu hiểu lịch sử sẽ thêm yêu quê hương đất nước, biết trân trọng công lao của tiền nhân bằng những hành động cụ thể.
Tìm lối đi riêng để tôn vinh lịch sử VTV.vn - Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, một thanh niên đã mày mò, sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ, góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ về tình yêu đất nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!