Họa sĩ Nguyễn Thành Phong: "Nếu là số 2 thì không có ai số 1"

Hạ Huyền (Thể thao & Văn hóa Xuân Ất Mùi 2015)-Thứ hai, ngày 23/02/2015 20:00 GMT+7

“Thành Phong là họa sĩ truyện tranh số 1 Việt Nam hiện nay, hoặc nếu là số 2 thì không có ai số 1” – một họa sĩ chia sẻ với người viết bài này...

Nhưng bản thân Thành Phong, người được nói đến, vẫn ngại và đùa cợt về cụm từ này.

Cứ làm việc với Khánh Dương thì bạn sẽ trở thành “số 1 Việt Nam”, không ở khoản này thì khoản kia” – Thành Phong đùa, nhắc đến người bạn của anh, biên kịch Khánh Dương, người bạn thân đã cùng anh sáng tác truyện tranh Long Thần Tướng bộ cũ cách đây 10 năm và bộ mới vào năm nay.

Trái với Khánh Dương có cách nói chuyện “nguy hiểm” (tự nhận), tức là cường điệu và hài hước hóa mọi chủ đề, Thành Phong kiệm lời và không hề mạnh miệng. Trong nhóm Phong Dương Comic do họ lập ra, Khánh Dương thừa nhận Thành Phong mới là “nghệ sĩ tài năng”, còn anh “chỉ” là chuyên gia về công nghệ và kinh doanh.

“Ổn định hay không là do mình hết”

Thành Phong là một nghệ sĩ độc lập điển hình. Sinh năm 1986, bắt đầu vẽ minh họa và sáng tác từ khi còn học đại học, anh đi làm 10 năm thì cả 10 năm đều là ở dạng tự do. Kể cả trong thời gian làm Giám đốc mỹ thuật ở Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam từ 2011 đến 2012, Thành Phong chỉ làm bán thời gian.

Họa sĩ Thành Phong. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Họa sĩ Thành Phong. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Thế nào là ổn định? Có người nghĩ là có một công việc và nhận lương hằng tháng, về già nhận lương hưu. Thực ra, kể cả hình thức đó cũng đâu có ổn định tuyệt đối. Thành Phong nói: “Ổn định hay không là ở do mình hết. Người làm việc tự do có thể tự quản lý thời gian, công việc, tài chính của mình, cũng là một dạng ổn định”.

“Còn lương hưu là một khoản đề phòng, tích trữ trích từ thu nhập của mình ra thôi, đâu phải là một món quà từ trên trời rơi xuống. Làm tự do, tự tích lũy, chủ động chuẩn bị cho tương lai của mình cũng là một cách”.

Bố mẹ Thành Phong là giảng viên mỹ thuật, nhưng họ cũng thích “ổn định” theo nghĩa thông thường, nghĩa là muốn Thành Phong vào một cơ quan nào đó, đi dạy mỹ thuật, đi học nâng cao, có những điều kiện cơ bản trong cuộc sống. Khi anh chọn con đường tự do, ban đầu bố mẹ không đồng ý, nhưng “không đồng ý cũng không được”.

Là con nhà nòi, Thành Phong vẽ từ rất sớm. Đầu những năm 1990, khi mới vài tuổi, anh từng được một tờ báo gọi là “Trần Đăng Khoa của giới mỹ thuật”, tức là thần đồng hội họa, khi anh đoạt một số giải mỹ thuật dành cho thiếu nhi. Chuyện này do Khánh Dương tiết lộ, còn Thành Phong lại rất ngại khi nhắc đến. “Tôi vẽ vì yêu vẽ, không vì giải thưởng nên không quan tâm lắm” – anh nói.

Tránh tranh cãi thì dễ, chỉ cần làm những gì an toàn

Là con nhà nòi, Thành Phong vẽ từ rất sớm. Khi còn nhỏ, đầu những năm 1990, anh từng được một tờ báo gọi là “Trần Đăng Khoa của giới mỹ thuật”, tức là thần đồng hội họa, khi anh đoạt một số giải mỹ thuật dành cho thiếu nhi. Chuyện này do Khánh Dương, biên kịch của Long Thần Tướng kiêm bạn thân của Thành Phong, tiết lộ. Còn Thành Phong lại rất ngại khi nhắc đến. “Tôi vẽ vì yêu thích vẽ, không vẽ vì giải thưởng nên không quan tâm lắm” – anh nói.

Phác thảo nhân vật Lê Nhật Lan do Thành Phong vẽ trong truyện tranh Long Thần Tướng.

Phác thảo nhân vật Lê Nhật Lan do Thành Phong vẽ trong truyện tranh Long Thần Tướng.

Hai chữ “thần đồng” với Thành Phong nghe thế nào? Anh quan niệm thành công của một nghệ sĩ là một quá trình cố gắng lâu dài, nên một vài thành công thuở nhỏ không quan trọng lắm. “Tôi thích quá trình được làm việc hơn là giải thưởng hay thành quả, bởi mọi giải thưởng cũng như đánh giá bên ngoài đều chỉ có tính tương đối” – anh nói. “Có những lúc bạn biết nghĩ mình làm rất tốt nhưng đâu có được giải gì hay được ai công nhận. Và cũng lâu rồi, tôi không còn tham gia các cuộc thi nữa”.

Sát thủ đầu mưng mủ năm 2011, đầu sách “bán chạy nhất năm đó theo thống kê không chính thức, nhưng là ở bản in lậu”, vẫn là cuốn sách được nhiều người nhắc đến khi nói về Thành Phong. “Ví dụ, người ta cứ gặp tôi thì gọi là “thằng Sát thủ đầu mưng mủ”, nhưng như thế không có nghĩa mình cứ gắn chặt bản thân với chỉ một cuốn sách, hay bị bó hẹp bởi hình ảnh nhãn mác mà mọi người hay ghép cho mình” – họa sĩ chia sẻ.

Anh cũng nói đùa, Sát thủ đầu mưng mủ là một kỷ niệm “rất vui” vì đó là cuốn sách đầu tiên của anh bị thu hồi. Lý do nằm ở những câu thành ngữ cải biên trái với ý nghĩa gốc (ví dụ “Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ”). Cuối năm 2013 có thêm một rắc rối khác: truyện tranh lẻ Hàng xóm của anh đã bị từ chối trưng bày vì cho rằng các cảnh sinh hoạt vợ chồng trong truyện “trái thuần phong mỹ tục”.

Nhìn lại những trường hợp trở thành chủ đề tranh cãi, anh rút ra kinh nghiệm gì? “Để tránh tranh cãi thì rất dễ, chỉ cần làm những gì an toàn” – Thành Phong trả lời. Nhưng anh cũng không chăm chăm cố tình làm điều mạo hiểm để gây chú ý. “Tôi chỉ nghĩ mình đang làm điều bình thường, hiển nhiên với bản thân mình. Ngưỡng an toàn thì dễ định nghĩa nhưng ngưỡng mạo hiểm lại mơ hồ. Có nhiều điều mọi người coi là mạo hiểm, nhưng với tôi lại rất bình thường”.

Nghệ nhân búp bê nghệ thuật Trần Thu Hằng, vợ của Thành Phong, đang theo đuổi một lĩnh vực nghệ thuật còn độc đáo và đặc thù hơn cả truyện tranh. Theo cách nói của chính anh thì: “Vợ tôi còn ít đồng nghiệp hơn cả tôi. Cô ấy chọn con đường đó khi chúng tôi vào đại học, cách đây hơn chục năm. Đó là một con đường mới và đương nhiên sẽ có nhiều khó khăn, người chọn đi theo nó sẽ phải là người khai phá, mở đường. Nhưng tôi không bao giờ phản đối những lựa chọn của cô ấy”.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước