Hàng năm, cứ vào tháng 7 âm lịch - mùa Lễ Vu Lan báo hiếu, đông đảo người dân trên cả nước lại cùng hướng về nguồn cội, nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha. Từ một nghi lễ mang đậm màu sắc Phật giáo, Lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tín ngưỡng tổ tiên thiêng liêng của người Việt. Lễ Vu Lan là ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của người Việt.
Chữ hiếu được hình thành từ xa xưa, gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên trong tín ngưỡng người Việt. Chữ hiếu được Nho giáo phát triển và thể chế hóa thành chuẩn mực đạo đức. Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo. Thân thể, tóc, da nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, lưu danh với hậu thế để làm rạng rỡ cha mẹ, đó là kết cục của hiếu. Theo thời gian, chữ hiếu trong quan niệm Nho giáo và Phật giáo hài hòa với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, tạo nên vẻ đẹp riêng về hiếu đạo của người Việt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!