Tháng 4 năm 1820, một người nông dân đã tìm thấy nhiều mảnh của bức tượng trên khu đất ruộng trên đảo Melos, Aegae. Được đặt tên là Venus de Milo, bức tượng nhanh chóng được người Pháp biết đến và mua lại. Sau khi được đưa tới vua Louis XVIII, Venus được tặng cho bảo tàng Louvre, nơi nó được trưng bày cho tới ngày nay.
Hình cận cảnh tượng Venus de Milo trưng bày tại bảo tàng Louvre, Pháp
Dù việc thiếu đôi tay chính là điểm nổi tiếng nhất của bức tượng này, có khả năng Venus vẫn còn tay trái khi được phát hiện. Người thân của người nông dân tìm thấy tượng Venus cho rằng bức tượng này có bàn tay trái đang cầm một quả táo. Những người khác cũng nói về cánh tay bị vỡ, và cho thấy khả năng chúng có thể được gắn lại.
Thiết kế khôi phục được đề xuất bởi Adolf Furtwängler cho thấy vẻ ngoài nguyên bản của bức tượng Venus de Milo
Một câu chuyện cho rằng tàu của Hải quân Pháp chở theo Venus đã có một cuộc giao tranh với tàu Hi Lạp. Trong trận đánh, bức tượng bị va đập vào đá và bị gãy cả hai tay. Tuy nhiên, câu chuyện này đã được chứng minh là giả mạo, nhất là khi các bản vẽ bức tượng cho thấy nó đã mất tay trước khi cuộc mua bán diễn ra. Tuy nhiên, cánh tay của Venus không phải là thứ duy nhất bị biến mất. Ban đầu, bức tượng được trang trí với đồ trang bức, gồm vòng tay và hoa tai. Các lỗ để gắn trang sức vẫn còn nguyên trên bức tượng. Venus cũng bị mất bàn chân trái. Ngoài ra, chân đế của Venus cũng không được trưng bày tại đây. Theo bản vẽ của bức tượng năm 1821, phần chân đế có dòng chữ "Alexandros, con trai của Menides, đã làm bức tượng này". Có thể phần chân đế này đã biến mất hoàn toàn, hoặc đang được cất giấu ở đâu đó.
Bản vẽ của Jean-Baptiste-Joseph Debay năm 1821 cho thấy phần đế của bức tượng trước khi nó bị cho là mất tích.
Tượng có niên đại khoảng năm 130 trước Công Nguyên và việc phát hiện được tác giả của tượng là một tin tốt. Tuy nhiên, nước Pháp lại không thực sự hài lòng vì điều này. Các chuyên gia Pháp luôn coi Venus de Milo là một ví dụ cụ thể về nghệ thuật cận đại, nhưng việc tìm ra vị trí và thời điểm chế tạo bức tượng đã cho thấy nhiều điều khác biệt. Một số người cho rằng chân đế của tượng là một phần của dự án khôi phục bức tượng vào thời điểm sau này, do vậy họ quyết định không trưng bày nó cùng tượng. Phần chân đế được coi là mất tích kể từ đó tới nay, dù các nhà nghiên cứu ở Hi Lạp khẳng định là họ không phá hủy một hiện vật quan trọng như vậy với lịch sử.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.