Công nghệ AI cách mạng hoá phim truyền hình Hàn Quốc

Hà Linh (Theo Korea Times)-Thứ tư, ngày 20/11/2024 06:00 GMT+7

(Ảnh: YouTube)

VTV.vn - Ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đang ngày càng ưa chuộng việc sử dụng AI trong công đoạn sản xuất phim truyền hình.

Kiss Lighting - Ghost Cupid là bộ phim truyền hình đầu tiên của Hàn Quốc sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và đang thu hút sự chú ý của công chúng với bản phát hành trước. Phim kể về câu chuyện lãng mạn, độc đáo với nhân vật chính là hồn ma Wooyeon - người giúp mọi người tìm được tình yêu.

Điểm khác biệt lớn nhất trong bộ phim này chính là sử dụng AI để viết kịch bản và tạo hình ảnh. Đạo diễn ban đầu viết một bản phác thảo sơ bộ, sau đó sử dụng AI để tinh chỉnh. Không chỉ Kiss Lighting - Ghost Cupid, Hàn Quốc hiện cũng đang chứng kiến sự gia tăng áp dụng AI trong sản xuất phim truyền hình với ưu điểm là giảm đáng kể thời gian và chi phí, giúp bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà sáng tạo phim truyền hình.

Theo nhầ sản xuất Jung In Su, AI giúp đơn giản hoá nhiều quy trình, bao gồm việc thay đổi khuôn mặt trên màn hình một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc tạo ra vô số hình minh hoạ bằng AI chỉ có chi phí khoảng 71 USD một tháng so với mức 140 - 210 USD trước đây. Nhà sản xuất Yang Eek Jun cũng bày tỏ sự ngạc nhiên đối với công nghệ AI: "Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên mà những người sáng tạo có thể được giải phóng khỏi những ràng buộc nhờ AI. Khi có AI, chúng ta có thể làm phim tại nhà. Tôi tin rằng chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên tuyệt vời mà có thể làm phim bất cứ khi nào chúng ta muốn".

Công nghệ AI cách mạng hoá phim truyền hình Hàn Quốc - Ảnh 1.

Hình ảnh từ bộ phim AI "Mateo". (Ảnh: MBC C&I)

Thực tế, Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn thống trị dịch vụ AI, tuy nhiên Hàn Quốc vẫn có lợi thế cạnh tranh với việc sử dụng công nghệ này để sáng tạo nội dung. Vấn đề lớn hơn cả chính là việc thị trường nội dung từ AI đang phải vật lộn với những thách thức đáng kể liên quan đến bản quyền, đặc biệt là đối với hoạt hình. Các nhà làm phim Hàn Quốc nhận ra rằng khi sử dụng AI, hoạt hình có nhiều điểm tương đồng với các hãng phim lớn như Pixar và Disney. Điều này có thể dẫn đến bối cảnh pháp lý phức tạp xung quanh quyền sở hữu bản quyền. 

Luật sư Lee Seung Ki phân tích: "Phim truyền hình và phim điện ảnh AI đặt ra một thách thức độc đáo. Các công ty AI có thể yêu cầu quyền không chỉ đối với công nghệ của họ mà còn đối với nội dung được tạo ra từ công nghệ đó. Để giải quyết rủi ro này, các công ty có thể yêu cầu hợp đồng nêu rõ quyền sở hữu trí tuệ trước khi cấp phép cho sản xuất phim. Ngoài ra, quan hệ đối tác giữa các công ty AI và nhà sản xuất phim có thể được thiết lập để chia sẻ lợi nhuận".

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc sẽ biểu diễn tại Hội Nghị AI toàn cầu Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc sẽ biểu diễn tại Hội Nghị AI toàn cầu 'Người sắt' Robert Downey Jr sẽ kiện người tạo ra bản sao AI của mình "Người sắt" Robert Downey Jr sẽ kiện người tạo ra bản sao AI của mình Phim của Hwang Jung Eum lọt top phim truyền hình Hàn Quốc tệ nhất năm 2024 Phim của Hwang Jung Eum lọt top phim truyền hình Hàn Quốc tệ nhất năm 2024

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước