Bảo vệ bản quyền tác phẩm âm nhạc truyền thống còn bị bỏ ngỏ

Đỗ Tuấn-Thứ năm, ngày 28/05/2020 14:52 GMT+7

VTV.vn - Việc một số đơn vị nước ngoài sử dụng các tác phẩm âm nhạc dân tộc của Việt Nam nhưng không ghi xuất xứ đã dẫn đến nhiều sự hiểu lầm về nguồn gốc những tác phẩm này.

Tiêu biểu như bài hát Trèo lên quán dốc (Lý cây đa) – một làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh -  được sử dụng trong bộ phim truyền hình nhiều tập có tên "Ánh sáng" của Thái Lan. Việc sử dụng này đã gây ra tranh cãi trên Youtube khi việc đăng ký bản quyền cho điệu hát khiến chất liệu dân gian vô tình thành của riêng của những người đăng ký trước. 

Sự việc xảy ra với bài hát Trèo lên quán dốc không phải trường hợp đầu tiên. Cách đây chưa lâu, một bộ phim cổ trang của nước ngoài đã sử dụng mà không trích dẫn nguồn gốc bản Lưu Thủy Kim Tiền - nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bản Lưu Thủy Kim Tiền cũng đã từng được sử dụng trong một chương trình giải trí khác trên truyền hình nước ngoài và từng khiến khản giả trong nước phản ánh gay gắt.

Tuy nhiên, việc phát hiện các vi phạm cũng chỉ dừng ở mức độ phản ánh, bức xúc của dư luận chứ chưa có bất cứ cơ quan chuyên trách nào có hành động cụ thể, lên tiếng phản đối các trường hợp vi phạm khi sử dụng nhưng không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Những vấn đề bất cập khiến chúng ta cần nghiêm túc đặt ra các biện pháp bảo hộ với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.

Nghệ sĩ ưu tú Hải Phượng, người đã gắn bó hơn 30 năm với công việc giảng dạy nhạc dân gian Việt Nam cho rằng, điều này sẽ gây hiểu lầm về nguồn gốc, xâm phạm những tác phẩm âm nhạc đặc trưng văn hóa của Việt Nam.

Đã đến lúc Việt Nam cần có tổ chức đại diện tập thể chuyên theo dõi và đại diện bảo hộ bản quyền với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian truyền thống.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước