Bảo tồn, trùng tu di tích cần hiểu và yêu

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 02/08/2024 13:08 GMT+7

VTV.vn - Bảo tồn và phát huy di tích cần sự thấu hiểu, chia sẻ từ hai phía chính quyền và người dân.

Trong thời gian gần đây, câu chuyện trùng tu Chùa Cầu ở Hội An đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tranh cãi nhiều nhất là việc cộng đồng nhận định công trình trùng tu có vẻ mới, rực rỡ hơn ngôi chùa trong ký ức của mọi người. Câu chuyện truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ về công tác trùng tu di tích, đặc biệt là với các di sản đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và du khách đã được phân tích trong chương trình Góc nhìn văn hóa số mới nhất.

"Có thể nói đây là một dự án tu bổ di tích được làm bài bản, khoa học, thận trọng nhất từ trước tới nay" - GS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia chia sẻ về dự án trùng tu Chùa Cầu - "Vì sao? Vì nó có sự hợp tác giữa cơ quan quản lý ở địa phương và các nhà khoa học ở Trung ương và các chuyên gia quốc tế".

Có thể thấy, việc trùng tu Chùa Cầu được thực hiện một cách bài bản, các chuyên gia di sản cũng như cơ quan quản lý đánh giá cao về tính hiệu quả. Vấn đề nằm ở chỗ là người dân chưa có nhiều thông tin về quá trình trùng tu cũng như những thông tin đầy đủ về giá trị hình ảnh gốc  của di sản. Thực tế, những câu chuyện như Chùa Cầu, Hội An không phải hiếm gặp. Không ít di sản và công trình lâu đời sau khi được trùng tu, tôn tạo nhận nhiều ý kiến trái chiều như Dinh thự Vua Mèo (Hà Giang), Nhà thờ lớn (Hà Nội)...

Việc người dân có ý kiến về hình ảnh của một di tích, danh thắng là điều đáng trân trọng. Điều đó thể hiện họ thực sự quan tâm đến di sản, tinh hoa văn hóa của nước nhà. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân của việc dư luận phản ứng trước các công trình di tích được trùng tu có một phần xuất phát từ chuyện nhiều người chưa có thông tin đầy đủ về giá trị di sản gốc, cũng như quá trình nghiên cứu khoa học, lộ trình và cách thức trùng tu. Sự thiếu hụt này là bởi chưa có sự quan tâm đầy đủ về công tác truyền thông đúng cách khi tiến hành trùng tu di tích. Đang có một khoảng cách khá lớn giữa những người làm trùng tu và người dân, cần tăng cường sự chia sẻ và kết nối.

Việc tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục được quan tâm trong Dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người giai đoạn 2025 - 2030. Theo đó, đến năm 2030 có khoảng 95% di tích quốc gia  đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu  bổ, tôn tạo. Thời gian tới, tại nhiều địa phương, với sự đầu tư tổng lực việc tu bổ, tôn tạo di tích sẽ là một khối lượng công việc đồ sộ, trách nhiệm nặng nề, khó, đòi hỏi tính khoa học thận trọng. Đồng thời, nó cũng đặt ra bài toán về việc cần truyền thông đúng cách để người dân hiểu và đồng hành cùng chính quyền trong công việc này.

Trùng tu di tích văn hóa: Áo rách khéo vá hơn lành vụng may Trùng tu di tích văn hóa: Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

VTV.vn - Cùng với việc tuân thủ pháp luật, nâng cao hiểu biết, công cuộc trùng tu di tích đang trông chờ rất nhiều vào cái tâm của người trong cuộc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước