Theo thông tin từ Liên minh Nghị viện thế giới, nếu đạt được mục tiêu này, Việt Nam sẽ lọt vào danh sách 30 quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới, qua đó, xếp hạng vị thế quốc tế của Việt Nam có thể tăng bậc đáng kể.
Bản đồ tham chính của phụ nữ thế giới năm 2015 cho thấy phụ nữ đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn trong đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia. Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội của các nước Bắc Âu như Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển… luôn đứng đầu thế giới với mức trung bình trên 42%. Đáng ngạc nhiên là quốc gia nghèo tại châu Phi như Rwanda từng chịu nhiều đau thương từ nạn diệt chủng 20 năm trước cũng góp mặt trong danh sách với tỷ lệ nữ trong Quốc hội lên tới hơn 63%.
Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào những lĩnh vực này vẫn thấp hơn nhiều so với yêu cầu và còn thiếu các nhà lãnh đạo nữ ở tất cả các cấp. Tại Việt Nam, sau 8 năm thành lập, nhóm Nữ nghị sĩ Quốc hội Việt Nam chiếm 24,4 % tỷ lệ đại biểu Quốc hội. Mặc dù chưa đạt chỉ tiêu trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực và trên thế giới khi xếp hạng 43/143 trên thế giới và đứng thứ 2 trong số 8 nước ASEAN có Nghị viện.
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình đã mời tới trường quay bà Jean Munro - Cố vấn kỹ thuật cao cấp của Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) - một chuyên gia về bình đẳng giới đã có nhiều năm làm việc tại Việt Nam.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online.