Số lượng trẻ em bị thiệt thòi cao: Quan tâm thiếu tính công bằng, bình đẳng

Vấn đề hôm nay-Thứ năm, ngày 07/07/2016 06:00 GMT+7

VTV.vn - Báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy những dự đoán, triển vọng vô cùng ảm đạm về trẻ em trong năm 2016.

UNICEF mới công bố báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2016, cho thấy những trẻ em bị thiệt thòi nhất, tổn thương nhất vẫn không nhận được sự quan tâm thích đáng. Thế giới hiện có hơn 30 triệu trẻ em là người tị nạn, gần 700 triệu trẻ em sống ở các khu vực lũ lụt, hạn hán.

Trước những khó khăn ngày càng lớn, số lượng những trẻ em bị thiệt thòi lại càng nổi bật lên. Trong đó, nhiều trẻ em không được đến trường do những lý do như nghèo đói, bị kỳ thị, phân biệt giới tính. Còn ở Việt Nam hiện nay vẫn có tới 5,5 triệu trẻ em thuộc diện nghèo theo tiêu chí đánh giá đa chiều. Nhiều trẻ em ở miền núi và khu vực vùng sâu vùng xa nói chung vẫn chưa đi học đầy đủ.

Bà Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – đánh giá: "Bản báo cáo của UNICEF có rất nhiều vấn đề, nổi cộm nhất là vấn đề công bằng, bình đẳng đối với mọi trẻ em. Đặc biệt, bản báo cáo thể hiện sự quan tâm với những trẻ em yếu thế, thiệt thòi. Ở Việt Nam, Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em sửa đổi lấy tên là Luật trẻ em cũng nhấn mạnh đến đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn".


Bà Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Bà Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Bà Minh cũng khẳng định: "Chính phủ Việt Nam vẫn đang rất quan tâm đến trẻ em và có nhiều chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề công bằng hoàn toàn khác với việc đầu tư cho sự bình đẳng. Trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và Luật trẻ em mới được Quốc hội thông qua, chúng ta tiếp cận đến vấn đề trên cơ sở của sự công bằng, tức là tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em, xuất phát từ mọi lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Vì thế, khái niệm bình đẳng, công bằng với trẻ em cần phải được làm rõ".

Theo bà Minh, mọi trẻ em đều cần thực hiện quyền của riêng mình. "Nếu không, Nhà nước phải đầu tư giúp các em thực hiện quyền. Số trẻ em thiệt thòi cần phải được đầu tư sâu hơn. Số lượng trẻ em tử vong, trẻ em miền núi không được đến trường cũng đang là những con số khiến Chính phủ Việt Nam trăn trở", bà Ngô Thị Minh cho biết.

Để lắng nghe cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Minh, mời quý vị theo dõi qua video dưới đây:

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước