Mức đóng BHXH cao như hiện nay đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa chốt mức tăng lương tối thiểu là 7,3% trong năm tới. Điều này dẫn đến phí bảo hiểm và các loại phí tăng đánh vào sản phẩm của doanh nghiệp, gây mất cạnh tranh.
Chia sẻ về giải pháp tháo gỡ tình trạng này, ông Trần Hải Nam – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – chia sẻ: “Trên cơ sở việc triển khai thực hiện các chương trình mới về đóng BHXH trong một năm qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ có một bản báo cáo tổng hợp dựa trên những khó khăn của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp kịp thời”.
Hiện, doanh nghiệp đang chịu mức đóng BHXH cao gấp đôi người lao động. Điều này dẫn đến phí bảo hiểm và các loại phí tăng đánh vào sản phẩm của doanh nghiệp, khiến giá hàng hóa mất tính cạnh tranh so với các sản phẩm nước ngoài. Một trong số những giải pháp đang nhận được sự ủng hộ của nhiều người, đó là giảm mức đóng BHXH của doanh nghiệp và tăng mức đóng BHXH của người lao động.
Nói về tính thực tiễn của đề xuất này, ông Trần Hải Nam cho biết: “Quy định về tỷ lệ đóng, nhiều nước đã thực hiện quy định đóng 50:50, tức là người lao động và người sử dụng lao động đóng một nửa. Còn về khả năng áp dụng tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng khi triển khai Luật BHXH 2014 với mức nền tiền lương làm căn cứ đóng được điều chỉnh tiệm cận dần với mức thu nhập thực tế của người lao động, việc xem xét giảm mức đóng BHXH đối với doanh nghiệp và người lao động là có thể xảy ra".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online.