Khi nói đến bão, Nhật Bản là một trong những quốc gia ứng phó với thiên tai tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, siêu bão Hagibis quét qua nước này vào cuối tuần trước vẫn gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, kinh tế.
Siêu bão Hagibis được cơ quan khí tượng Nhật Bản đánh giá là cơn bão mạnh nhất tấn công nước này trong vòng 60 năm qua với cường độ lúc bão đổ bộ là cấp 12-13.
Yếu tố gây thiệt hại lớn nhất được cho là mưa lớn. Mưa trong hai ngày gần bằng mưa của nửa năm cộng lại. Hệ quả là hệ thống đê đập, thủy lợi của Nhật Bản không thể chống đỡ nổi.
Tính đến sáng ngày 17/10, siêu bão Hagibis đã khiến 77 người thiệt mạng. Bên cạnh nguyên nhân do mưa quá lớn của siêu bão, đánh giá bước đầu cho thấy, dân số già cũng là một hạn chế. Người cao tuổi trên 65 chiếm hơn 1/3 tổng dân số. Đây là khó khăn rất lớn trong công tác cứu hộ cứu nạn.
Những con số này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Nhật Bản vốn là nước chịu nhiều thiên tai bão lũ và chính vì vậy, họ không những có nhiều kinh nghiệm mà còn có một hệ thống trang thiết bị phòng chống thiên tai hiện đại bậc nhất thế giới. Thế nhưng Nhật Bản vẫn phải chịu một thiệt hại nặng nề về người sau cơn bão Hagibis cuối tuần qua. Thực tế này khiến chúng ta phải nhìn lại xem chúng ta đã và đang có gì và làm gì để phòng chống tác hại của thiên tai.
Qua những gì đã chứng kiến ở Nhật Bản cuối tuần trước, chúng ta có rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho mình hay không?
Cùng giải đáp câu hỏi này trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 17/10 với sự tham dự của ông Nguyễn Văn Hải, Phó cục trưởng Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!