Trạm yêu thương: Hai chàng trai đan nan tre nuôi ước mơ đại học

Bảo Hân-Chủ nhật, ngày 10/04/2022 06:59 GMT+7

VTV.vn - Câu chuyện về hành trình vượt khó của Tiến Đạt và Bá Tú đã được kể trong "Trạm yêu thương" chủ đề “Con đường em đi”, phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 9/4) trên kênh VTV1.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ lại mắc bệnh nặng nên Tiến Đạt và Bá Tú đã tự lập từ nhỏ và sớm trở thành trụ cột của gia đình. Ngày ngày, hai anh em nhận đan bu gà bằng tre để trang trải cuộc sống, kiếm tiền đi học và trở thành điểm tựa vững chắc cho mẹ.

Trạm yêu thương tuần này mở ra một không gian đặc biệt với bối cảnh là một khoảng sân nhà quen thuộc – nơi Tiến Đạt (sinh năm 2003) và Bá Tú (sinh năm 2005) hàng ngày mải miết làm công việc này. Hai anh em trở thành người hướng dẫn MC Minh Hằng làm miệng chiếc bu nhốt gà - sản phẩm mà cả hai coi là nguồn hi vọng và nguồn sống của gia đình mình. Câu chuyện về hai chàng trai đầy nghị lực dần được mở ra qua những lời tâm sự.

Trạm yêu thương: Hai chàng trai đan nan tre nuôi ước mơ đại học - Ảnh 1.
Trạm yêu thương: Hai chàng trai đan nan tre nuôi ước mơ đại học - Ảnh 2.

Tiến Đạt và Bá Tú sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Bố mất sớm, ba mẹ con chỉ biết nương tựa vào nhau. Thế nhưng, khó khăn càng thêm chồng chất khi mẹ của hai em - cô Trần Thị Dung mắc phải nhiều bệnh, từ u lưỡi, sau đó là u máu ở gan, u thần kinh họng và u tuyến giáp.

Hiểu được hoàn cảnh gia đình, hai anh em đã luôn cố gắng học tập. Theo lời kể của thầy Hiệu trưởng trường THPT Xuân Mai: "Tiến Đạt và Bá Tú là hai học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng hai em đều rất ngoan. Suốt 12 năm học, cả hai đều thuộc top đầu của lớp về thành tích học tập".

Trạm yêu thương: Hai chàng trai đan nan tre nuôi ước mơ đại học - Ảnh 3.

Cầm trên tay sản phẩm bằng tre mà mình vừa đan xong, Tiến Đạt bật mí công việc này đã gắn bó với gia đình em từ lâu, khi hai anh em còn rất nhỏ. Ba mẹ con mỗi ngày đan được 70 chiếc miệng bu, thu nhập chỉ từ 100.000 – 120.000 đồng/ngày, nhưng đó là cả một nguồn sống.

Khi được hỏi về bí quyết để đan một chiếc miệng bu gà vừa nhanh, vừa đẹp, Tiến Đạt bật mí, đó chính là nhờ sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo. Giữa rất nhiều cơ hội kiếm tiền nhưng hai anh em vẫn lựa chọn việc này: "Dù công việc này tiền công thấp nhưng giúp chúng em có thu nhập đều mà vẫn chủ động được thời gian, nhất là không ảnh hưởng đến việc học". Xác định học tập là con đường duy nhất giúp mình có thể đổi đời, nên dù khó khăn gian khổ đến đâu, Đạt và Tú cũng không bỏ dở con đường mà mình đã chọn.

Trạm yêu thương: Hai chàng trai đan nan tre nuôi ước mơ đại học - Ảnh 4.

Thời điểm này, mong muốn lớn nhất của Tú là đỗ đại học. Còn Đạt, giờ đã là sinh viên trường ĐH Nông nghiệp, em mong sớm hoàn thành việc học, ra trường và trở thành một bác sĩ thú y, có đủ tiền để xây một ngôi nhà cho mẹ. Món quà từ Trạm yêu thương sẽ phần nào giúp Tiến Đạt và Bá Tú trang trải cuộc sống, để đến gần hơn những mong ước giản dị và chân thật của hai anh em.

Trạm yêu thương: Hai chàng trai đan nan tre nuôi ước mơ đại học - Ảnh 5.

Câu chuyện về nghị lực của hai anh em Tiến Đạt và Bá Tú đã mang đến sự xúc động cho khán giả trong Trạm yêu thương chủ đề "Con đường em đi".

Trạm yêu thương: Người mẹ biến ước mơ hội họa của con trai khiếm thính thành sự thật Trạm yêu thương: Người mẹ biến ước mơ hội họa của con trai khiếm thính thành sự thật Trạm yêu thương: Chàng trai khiếm thị 23 tuổi ước mơ làm từ thiện bằng âm nhạc Trạm yêu thương: Chàng trai khiếm thị 23 tuổi ước mơ làm từ thiện bằng âm nhạc Trạm yêu thương: Chàng trai khiếm thị, suy thận theo đuổi tiếng sáo trúc Trạm yêu thương: Chàng trai khiếm thị, suy thận theo đuổi tiếng sáo trúc


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước