Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò

Minh Tâm - Ảnh: Dương Duy-Thứ hai, ngày 18/11/2024 06:29 GMT+7

VTV.vn - Tối 17/11,"Thay lời tri ân 2024" với chủ đề "Hy vọng" đã mang đến những câu chuyện cảm động, chạm đến trái tim khán giả bởi tình cảm thầy trò.

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Thay lời tri ân 2024, diễn ra tối 17/11 tại trường quay ngoài trời, Đài THVN và được truyền hình trực tiếp trên kênh VV1. Chương trình năm nay chọn chủ đề "Hy vọng" bởi các thầy cô chính là người gieo những "mầm xanh" tri thức, gieo những hy vọng, niềm tin mở ra những chân trời tri thức và hình thành nên nhân cách để các thế hệ học sinh thành công trong cuộc sống.

Đến tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham dự chương trình còn có các đồng chí lãnh đạo đại diện Bộ, Ban ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí; đặc biệt là hơn 400 thầy cô giáo đại diện cho hơn 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 1.
Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 2.

Các đại biểu và 400 thầy cô giáo tham dự chương trình.

Sự tin tưởng dành cho nền giáo dục nước nhà

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, đã từ nhiều năm nay, chương trình Thay lời tri ân được tổ chức, phát sóng nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, là một món quà, là lời cảm ơn gửi đến các nhà giáo cả nước.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 4.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng bày tỏ niềm tự hào lớn lao về các nhà giáo và gửi lời chúc mừng tới toàn thể các nhà giáo, cán bộ và nhân viên ngành Giáo dục, nhân ngày 20/11 nhiều ý nghĩa.

"Từ trong chiều sâu của suy nghĩ, từ bề rộng của sự cảm nhận và tự đáy lòng mình, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô giáo, thầy giáo. Cảm ơn các cô các thầy đã lựa chọn nghề dạy người, đã yêu người, yêu nghề hết mực. Cảm ơn các cô các thầy luôn sống vui, sống mạnh mẽ và lạc quan, dẫu còn nhiều khó khăn thách thức, những thách thức khi đất nước còn đang phát triển vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức của đổi mới và thách thức của kỷ nguyên số, của trí tuệ nhân tạo và nhiều yếu tố phi truyền thống khác", Bộ trưởng bày tỏ.

Những 'kỹ sư tâm hồn' mang lớp học 'hy vọng' đến vùng cao

Giảng dạy cho các học sinh ở lớp học đặc biệt đều là những giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Các thầy cô giáo cách nơi dạy học hàng chục km. Tuy nhiên, họ đều gác việc riêng mang kiến thức đến cho bà con người dân tộc thiểu số. 

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 6.

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung - Trường PTDT BT Tiểu học Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đến chia sẻ câu chuyện cùng chương trình.

Có thể nói, nhờ những lớp học xóa mù chữ mà các thầy, các cô giáo trường PTDT BT Tiểu học Phong Dụ Thượng mà bà con dân tộc Mông ở Khe Táu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và nhờ những lớp học xóa mù chữ như thế này theo báo cáo của Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ xóa mù chữ đã vượt 1,6% và vượt 6,2% so với mục tiêu về xáo mù chữ đến năm 2025 của Đề án Xây dựng Xã hội học tập giai đoạn 2021-2030.

Ký ức không quên của những người thầy

Trong ký ức của thầy giáo Hà Ngọc Đào - từng là cựu học sinh Trường học sinh miền Nam trên miền Bắc, giờ đây là nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk, những kỷ niệm về thời gian khó với người thầy của mình khiến ông không khỏi xúc động. Ông kể lại: "Người Nam chịu rét không quen nên chúng tôi hết sức khó chịu. Sợ rét, sinh ra sợ nước dẫn đến bị ghẻ, hắc lào... Tôi không thể quên thầy Phạm Quang Di và thầy Quách Thu Ba. Thầy Ba khi đó chỉ hơn chúng tôi tầm 5 tuổi, đưa anh em chúng tôi ra bãi sông Hồng tắm hoặc nấu nước lá xoan tắm cho chúng tôi, giặt quần áo cho chúng tôi. Chúng tôi vô cùng biết ơn, tri ân các thầy cô đã vì chúng tôi, vì miền Nam ruột thịt, coi chúng tôi như con em để lớn lên, trưởng thành, làm công việc có ích cho xã hội."

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 8.

Thầy Hà Ngọc Đào xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cùng thầy giáo Phạm Quang Di và thầy Quách Thu Ba.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 9.

Thầy giáo Nguyễn Quốc Thái (thứ hai từ trái qua) và thầy Hà Ngọc Đào (thứ hai từ phải qua) nhớ lại những năm tháng đầu tiên khi học sinh miền Nam ra Bắc học.

Cùng giao lưu với nhà giáo Hồ Ngọc Đào là thầy Nguyễn Quốc Thái, cựu giáo viên Trường miền Nam trên đất Bắc. Thầy Thái bắt đầu sự nghiệp trồng người ở tuổi 18, và những học trò đầu tiên của thầy là các em học sinh từ miền Nam, xa gia đình, đến học tập tại miền Bắc. 

Thầy Nguyễn Quốc Thái nhớ lại: "Đồng bào miền Nam tin tưởng, gửi gắm con em mình ra Bắc. Trong số này, có em tuổi thiếu niên, nhưng cũng không ít tuổi nhi đồng. Xa gia đình, xa cha mẹ, không có ai trông nom, dạy bảo, các con chỉ trông mong vào các thầy cô giáo. Vậy hỏi sao các thầy cô không dốc tâm, dốc sức để chăm sóc, dạy dỗ cho được?" . 

Những chiếc bánh mì yêu thương giá 0 đồng của thầy Vũ Văn Tùng

Phải dậy rất sớm từ 4h30 sáng để kịp đi lấy bánh tặng các em trước giờ vào học, thầy giáo Vũ Văn Tùng - Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện La Pa, tỉnh Gia Lai coi học trò như con, luôn trăn trở làm sao để cho các em được no cái bụng khi đến trường. 

Mỗi ngày, thầy chuẩn bị 200 chiếc bánh mì giúp các em no bụng để yên tâm đi học, phải lên tận rẫy để đón học sinh với hy vọng truyền cho học sinh những kiến thức để các em tiếp cận với con chữ. Thầy Tùng chia sẻ, quá trình dạy chữ cho học sinh nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Trường đóng chân trên vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, 90% là người Ba Na.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 11.

Theo thầy Tùng, ở những vùng đặc biệt khó khăn, chỉ có con chữ mới có thể giúp các em có hy vọng và thay đổi cuộc đời.

Ký ức về những người thầy của GS.TS. Trần Danh Cường

Tại cộng hòa Pháp, 27 năm về trước, bác sĩ Trần Danh Cường khi ấy mới chỉ là một giáo sư trẻ, may mắn gặp được giáo sư Cô-lê là chuyên gia siêu âm chẩn đoán trước sinh. Những kiến thức tiếp thu được và tình cảm của thầy trò thân thiết như cha con đã làm nên bác sĩ hàng đầu ngành sản, phụ khoa, cứu chữa cho nhiều bệnh nhân Việt Nam những năm sau này.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 13.

Chính những ân tình của người thầy ngoại quốc hơn chục năm về trước đã vun đúc lên một GS.TS. Trần Danh Cường kiên định với việc làm nhà giáo, bác sĩ giúp đời giúp người.

Bên cạnh giáo sư Cô-lê, người thầy khác đã quyết định rất lớn đến con đường của GS.TS. Trần Danh Cường đó là cố Giáo sư - Nhà giáo ưu tú Dương Thị Cương, con gái của cố GS. Dương Quảng Hàm, người đã cống hiến hết tất cả công sức, trí tuệ cho cách mạng, khoa học, đào tạo các y bác sĩ ở trường Đại học Y.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 14.

Hơn 30 năm công tác GS.TS Trần Danh Cường là thầy giáo được nhiều thế hệ sinh viên, học viên sau đại học yêu quý.

Trong suốt 8 năm Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức bình chọn giảng viên được sinh viên bình chọn GS.TS. Trần Danh Cường liên tiếp là "Giảng viên được sinh viên yêu quý nhất".

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 15.
Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 16.

Thầy Trần Danh Cường nhận món quà và ôn lại những kỷ niệm xúc động cùng các em học trò trên sân khấu chương trình.

Những nỗ lực đổi mới của thầy cô trong sự nghiệp giáo dục

Cô Đặng Thị Linh, giáo viên dạy tiếng Anh Trường Marie Curie là người hỗ trợ dạy miễn phí môn Tiếng Anh cho các em học sinh Trường Tiểu học Giàng Chu Phìn, trường Tiểu học Pà Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Chia sẻ về dự án dạy tiếng Anh miễn phí và cảm xúc khi trực tiếp đồng hành với học sinh Mèo Vạc, cô Đặng Thị Linh tâm sự: "Đây là sự án hết sức ý nghĩa trong sự nghiệp giáo dục của tôi. Thật hạnh phúc khi chứng kiến sự thay đổi rõ rệt của học sinh trong quá trình học. Các em từ buổi đầu rất nhút nhát, sau đó đã mạnh dạn, tự tin tương tác với cô và hào hứng tham gia các hoạt động do thầy cô tổ chức. Khi đến trường gặp gỡ các con trực tiếp, tôi vô cùng xúc động. Khi biết được gặp cô, các con đã chuẩn bị những bó hoa rừng rực rỡ, viết những lá thư tay trao đến cô..."

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 18.

Cô giáo Đặng Thị Linh chia sẻ cảm xúc khi dạy học online cho các em nhỏ vùng cao.

Năm học 2024-2025 là năm thứ tư mà ngành Giáo dục Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được kỳ vọng là tạo nên bước đột phá thay đổi căn bản giáo dục phổ thông Việt Nam từ giáo dục dựa trên nội dung sang giáo dục dựa trên năng lực.

Là thầy giáo có nhiều giải pháp sáng tạo khi triển khai dạy học theo Chương trình mới, đặc biệt với môn tích hợp, thầy Nguyễn Văn Khuyên chia sẻ: "Trong quá dạy học, tôi có bộ từ "khóa" mà mình và nhiều thầy cô cùng áp dụng, đó là: thay đổi, sáng tạo và nỗ lực. Chương trình mới không chỉ chỉ thay đổi về nội dung mà cả về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Thầy cô cần áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá khác nhau, coi trọng sự tiến bộ của học sinh; từ đó kích thích sự sáng tạo, tư duy và khả năng tự học của các em. Việc lấy chương trình là cốt lõi, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo khiến thầy cô cần phải nỗ lực nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn không chỉ chiều rộng mà là chiều sâu."

Câu chuyện truyền cảm hứng của em Vũ Hoàng Thảo Ly

Phóng sự về em Vũ Hoàng Thảo Ly - học sinh lớp 12A3 Trường THPT Hữu Lũng đạt giải Nhất với tác phẩm “Hành trình đi tìm hạnh phúc” cuộc thi “Thầy cô giáo trong mắt em” năm 2023 mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Từ một học sinh có thân hình quá khổ, nhút nhát, e dè và tìm đến các phương pháp giảm cân cực đoan, em đã dần trở nên tự tin sau khi được cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy đồng hành và giúp đỡ.

Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc

Bên cạnh các phóng sự, câu chuyện xúc động về những người thầy giáo, cô giáo, các tiết mục nghệ thuật cũng là điểm nhấn của chương trình Thay lời tri ân 2024.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 20.
Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 21.

Liên khúc: Đi học xa - Bài học đầu tiên do ca sĩ Hải Yến trình bày.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 22.

Độc đáo tiết mục hát Xẩm "Gieo chữ vùng cao" - Hà Myo; Rapper Endy thể hiện.

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 23.

Anh tài HuyR cũng góp mặt trong chương trình

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 24.

Nam ca sĩ Hoàng Bách mang đến không khí sôi động với ca khúc "Người gieo mầm xanh"

Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 25.
Thay lời tri ân 2024 - Hy vọng: Xúc động với những câu chuyện về tình thầy trò - Ảnh 26.

Những ca khúc mang đậm dấu ấn học trò do các em học sinh thể hiện.

Tổng duyệt Thay lời tri ân 2024: Sẵn sàng trước giờ G! Tổng duyệt Thay lời tri ân 2024: Sẵn sàng trước giờ G! Ấn tượng chương trình Ấn tượng chương trình 'Thay lời tri ân 2024: Hy vọng' Thay lời tri ân 2024: Những người gieo mầm xanh tri thức Thay lời tri ân 2024: Những người gieo mầm xanh tri thức

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước