Tăng cường phương tiện truyền thông cho người khuyết tật

Bài, ảnh: CN-Thứ năm, ngày 24/10/2013 07:32 GMT+7

Làm thế nào để tăng cường các phương tiện truyền thông cho người khuyết tật trong kỷ nguyên số là một trong những vấn đề được thảo luận tại diễn đàn "Phụ nữ với làn sóng" trong khuôn khổ Kỳ họp ABU GA 50 tại Hà Nội.

Ngày nay, không chỉ có phụ nữ mà cả người khuyết tật cũng có những đóng góp tích cực trong công tác truyền thông nên cần tăng cường hơn nữa các phương tiện truyền thông dành cho đối tượng này. Đó chính là quan điểm nhận được đông đảo sự đồng tình của các đại biểu tham dự diễn đàn Phụ nữ với làn sóng hôm 23/10 tại khách sạn Melia, Hà Nội.

Trao đổi về vấn đề này, các diễn giả đã đưa ra không ít những ví dụ thực tế biểu dương thành quả của người khuyết tật khi tham gia vào lĩnh vực công nghệ thông tin và báo chí - truyền thông. Những đóng góp của họ không chỉ thể hiện được khả năng, nghị lực vươn lên trong cuộc sống mà còn giúp ích cho sự phát triển của truyền thông trong tương lai.

‘ Ông Wayne Hawkins (thứ 2 bên phải) trao đổi tại diễn đàn

Tại diễn đàn, ông Wayne Hawkins – Cố vấn chính sách cho người khuyết tật, Mạng lưới hành động cho người tiêu dùng trong ngành truyền thông Úc (ACCAN) – nhấn mạnh: “Việc đưa người khuyết tật trở thành đội ngũ tiên phong trong công nghệ thông tin, truyền thông là một mục tiêu mà ACCAN đang hướng tới”. Ông Wayne cũng cho biết, tại Úc, tỷ lệ tuyển dụng phụ nữ và người khuyết tật làm việc trong lĩnh vực này là tương đối cao, song, chính phủ vẫn cần nỗ lực hơn nữa để khuyến khích những người khuyết tật có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của xã hội nói chung và truyền thông nói riêng.

Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay, việc sản xuất ra nhiều công cụ hỗ trợ đặc biệt giúp người khuyết tật tiếp cận truyền thông cũng được các diễn ra bàn luận sôi nổi. Theo đó, ông Paul Marko – Trưởng phòng Quan hệ đối tác, Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (ITU) – đề xuất nên phát triển các ứng dụng giúp tiếp cận thông tin trên điện thoại di động để người khuyết tật tiện sử dụng.

Hay trong tham luận của Tiến sỹ Nobuyuki Hiruma – Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, Đài Truyền hình Quốc gia Nhật Bản NHK – cũng chỉ rõ, tại Nhật Bản đã có hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai cho người dân, người khuyết tật trước 15 giây và sẽ hướng tới cải thiện hơn nữa hệ thống ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiếp cận thông tin của người khuyết tật.

‘ Ông Paul Marko trình bày tham luận

‘ Tiến sỹ Nobuyuki Hiruma chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống cảnh báo sớm thiên tai cho người khuyết tật

Nhấn mạnh việc tăng cường các phương tiện truyền thông cho người khuyết tật tại Việt Nam, ông Trần Quang Cường – Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông – cũng chia sẻ một loạt các sản phẩm tiện ích giúp đỡ người khuyết tật tiếp cận truyền thông như việc xây dựng thành công cổng thông tin điện tử dành cho người khuyết tật Việt Nam (http://pwd.vn) hay tiến tới xây dựng phần mềm đọc nội dung trên Internet bằng tiếng Việt cho người khiếm thị,…

‘ Đại diện Việt Nam tại diễn đàn

Tuy nhiên, các diễn giả cũng khẳng định vấn đề này đang đặt ra nhiều thách thức bởi sẽ phải có thời gian khá dài để đào tạo, tập huấn cho người khuyết tật tiếp cận được các công nghệ hiện đại nhằm thu thập thông tin, từng bước làm quen với công nghệ thông tin để có những đóng góp hữu ích trong sự phát triển của truyền thông.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước